PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC MẦM NON
Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách; hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Tạo nên một thế hệ trẻ mầm non luôn có niềm đam mê trong học
tập, cởi mở, tự tin, đủ năng lực khám phá tri thức; được nuôi dưỡng nghị lực và
lòng nhân ái trong một môi trường giáo dục toàn diện, phong phú, sáng tạo với một
chương trình giảng dạy có ý nghĩa phát huy tối đa năng lực, kinh nghiệm của trẻ. Giúp trẻ sẵn sàng bước vào bậc tiểu học và
các bậc học tiếp theo, trở thành người công dân toàn cầu trong tương lai.
1. Tầm nhìn:
Trường Mầm non Hồng Minh hướng tới mục tiêu xây dựng một
ngôi trường hạnh phúc coi trọng yếu tố chất lượng CSNDGD trẻ được đặt lên
hàng đầu. Liên tục đổi mới, sáng tạo dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn kết hợp trải nghiệm. Hội
nhập với xu hướng giáo dục hiện đại đồng thời vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa
dân tộc.
2. Sứ mệnh:
- Xây dựng một
môi trường giáo
dục toàn diện trao quyền chủ động cho giáo viên tự chủ, sáng tạo, trách nhiệm với công việc yêu thương,
công bằng với trẻ. Tạo cơ hội và thúc đẩy trẻ học hỏi và phát triển theo quan điểm giáo dục
“Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Tạo nên một thế hệ trẻ mầm
non có sự tự tin, độc lập, có kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng học tập sẵn
sàng vào lớp 1. Hình thành ở trẻ giá trị Yêu thương - Tôn trọng - Trung thực -
Hợp tác - Chia sẻ; thích nghi với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
3. Giá trị cốt lõi:
“Trao Yêu thương,
tạo cơ hội công bằng với trẻ em giúp trẻ hạnh phúc, tự tin thể hiện năng lực của bản thân”.
B. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
- Chương trình giáo dục mầm non là chương
trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định
các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự
phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc
quản lí, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các
cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà
nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.
-
Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà
nước về đổi mới căn bản, toàn
diện về
giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu
việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển
trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ,
hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
- Chương
trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục
toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi
mà học, học bằng chơi”.
- Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ
em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số
nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và
điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.
C. YÊU CẦU VỀ NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ:
I. YÊU CẦU VỀ
NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON
- Đảm bảo tính khoa
học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính
liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất
giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh
nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục;
giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng
sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với
ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà,
mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG
PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp
giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo
sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương
pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh
thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc,
hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các
chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia
đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
- Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho
trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình
thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo
dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng
tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ
trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có
phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân,
theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với
điều kiện thực tế.
III. YÊU CẦU
VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo
dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời
điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa
phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá;
coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan
sát hoạt động hằng ngày.
D. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
- Nhà trường có sứ mệnh hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em mầm non; được
giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức
của nhà trường gồm: hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng
thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức
Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ
văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
1. Số lượng
và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm theo quyết định
giao chỉ tiêu của UBND Huyện Phú Xuyên.
2. Cán bộ quản lý, giáo viên, có trình độ được đào tạo
đạt chuẩn trở lên; giáo viên được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non; cán bộ quản lý được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn hiệu
trưởng cơ sở giáo dục mầm non;
Đội
ngũ CBGV nhà trường được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cả về số
lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất
lượng GD toàn diện. Năm học 2024 - 2025, tổng số CBGV thời điểm tự đánh giá
tháng 5/2024 là 60 đồng chí. Trong đó, Ban giám hiệu có 03 đ/c (01 đ/c HT; 02 đ/c PHT) 03 đồng chí đều có trình độ
Cử nhân sư phạm MN, có Chứng chỉ QLGD; 100% CBQL có trình độ trung cấp lý luận
chính trị hành chính. Đội ngũ GV là 57 đồng chí trong đó có 52 trên chuẩn, 05
đạt chuẩn)
Ban
giám hiệu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có lối sống
trong sáng, lành mạnh, trung thực, giản dị, có năng lực vững vàng, năng động,
sáng tạo trong công tác quản lý, tổ chức, điều hành tốt các hoạt động của nhà
trường. Nắm vững chương trình GDMN, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục, xây dựng bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sư
phạm. Các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,
sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm giáo dục,
phần mềm quản lý. BGH nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học,
thực hiện tốt 8 điều cán bộ công chức được biết, được giám sát, được kiểm tra,
thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra. Hàng năm 03 đồng chí trong BGH được đánh giá
cán bộ công chức đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Đánh giá,
xếp loại theo Chuẩn
Hiệu trưởng, Chuẩn Phó Hiệu trưởng đều đạt ở mức tốt.
Hàng
năm 100% GV được đánh giá xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN của Bộ giáo
dục và đào tạo trong đó trên 60% xếp loại tốt, 40% xếp loại khá, không có giáo
viên bị xếp loại đạt và chưa đạt. Trên 80% giáo viên có khả
năng thiết kế bài giảng điện tử Power Point, E-Learning. Đội
ngũ GV luôn năng động, sáng tạo tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm
cao nắm vững phương pháp của các hoạt động, tổ chức linh hoạt, có hiệu quả các
hoạt động học tập, vui chơi của trẻ, áp dụng các sáng kiến kinh nghiêm đạt giải
cấp huyện, các sản phầm đồ dùng đồ chơi sáng tạo vào thực tiễn giảng dạy. Đảng
viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm.
3. Nhân viên
có trình độ chuyên môn bảo đảm theo quy định, được bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ theo vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm
non.
Tổng số Nhân viên 18 đ/c (14 đ/c trên chuẩn, 04 đ/c đạt
chuẩn).
III. CƠ SỞ VẬT
CHẤT, ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI, HỌC LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
Trường
có hai điểm trường, tổng diện tích toàn trường là 7.438 m2, có đầy
đủ các đồ dùng, đồ chơi, học cụ, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng các hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ hàng ngày.
Không
gian bên ngoài tuy nhỏ nhưng được chia làm nhiều khu vực, tận dụng các vị trí
hành lang, sảnh hè tạo không gian bên ngoài đảm bảo tổ chức các hoạt động tập
thể theo lớp, theo khối và toàn trường.
Phòng
nhóm, lớp: Nhà trường có 22 phòng học. Các lớp học được lắp đặt hệ thống chiếu
sáng học đường, đủ ánh sáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào
mùa đông. 22/22 lớp được lát sàn gạch đá hoa, lắp hệ
thống cửa nhựa lõi thép, cửa gỗ, trang
trí ảnh đẹp, thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề.
IV. XÃ HỘI HÓA GIÁO
DỤC
1. Quán
triệt quan điềm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà
nước và của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục mầm non và
Chương trình giáo dục nhà trường; bảo đảm điều kiện thực hiện chương
trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối
với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục
mầm non. Nhà trưởng chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền
và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa
dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh
phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện.
2. Gia
đình, cộng đồng được hướng dẫn và có trách nhiệm phối hợp với cở
sở giáo dục mầm non bảo đảm điều kiện để thực hiện chế độ sinh
hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên, nâng cao chất
lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục
của nhà trường.
PHẦN
HAI
CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
A. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục
nhà trẻ của Trường Mầm non Hồng Minh nhằm giúp trẻ từ 12 tháng tuổi đến 36 tháng
tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ
năng xã hội và thẩm mỹ. Tăng cường phát
triển các tố chất vận động ban đầu và các giác quan, phát huy tối đa khả năng
cá nhân; mạnh dạn, hồn nhiên, thích tìm hiểu, khám phá; biết giao tiếp với
những người xung quanh; biết phòng tránh một số tình huống đơn giản không an
toàn với bản thân.
NHÀ TRẺ 12-24 THÁNG |
NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG |
I. Giáo dục phát triển
thể chất |
|
a) Phát triển vận động |
|
1. Thực hiện động tác
phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
|
1.
Tích cực thực hiện bài tập, làm được một số động tác đơn giản cùng cô, giơ
cao tay ngòi cúi về phía trước, nằm giơ cao chân. |
1.
Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và
chân. |
2. Thực hiện vận động cơ
bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
|
2.
Tự đi tới chỗ giáo viên (khi được gọi) hoặc đi tới chỗ trẻ muốn. |
2.
Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo
cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay. |
3.
Bò theo bóng lăn/ đồ chơi được khoảng 2,5 - 3m. |
3.
Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. |
4.
Thực hiện các vận động có sự phối hợp: Biết lăn bắt bóng với cô. |
4.
Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách
1m; ném vào đích xa 1-1,2m. |
5.
Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động lăn, ném bóng: ngồi lăn mạnh lên
trước được khoảng 2,5m: có thể tung (hất) bóng xa được khoảng 70cm. |
5.
Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía
trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m). |
3.
Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
|
6.
Thực hiện được cử động bàn tay, ngón tay khi cầm. gõ, bóp, đập đồ vật. |
6.
Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”. |
7.
Tháo lắp, lồng được 3 - 4 hộp tròn, xếp chồng được 2 - 3 khối trụ. |
7.
Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt
động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. |
b) Giáo dục dinh dưỡng
và sức khỏe |
|
1. Có một số nền nếp,
thói quen tốt trong sinh hoạt |
|
8. Thích nghi với chế độ ăn
cháo. |
8. Thích nghi với chế độ ăn
cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. |
9. Ngủ đủ 2 giấc theo chế
độ sinh hoạt. |
9. Ngủ 1 giấc buổi trưa. |
10. Chấp nhận ngồi bô khi
đi vệ sinh. |
10. Đi vệ sinh đúng nơi qui
định. |
2. Thực hiện một số việc
tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
|
11. Làm được một số việc
với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống
nước). |
11. Làm được một số việc
với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh, thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ (Cất ba lô, bê
ghế ...) |
12. Chấp nhận: đội mũ khi
ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. |
|
13. Trẻ thực hiện được một số kĩ năng thực
hành cuộc sống đơn giản: Cởi và cài cúc áo, bê khay ... |
|
3. Nhận biết và tránh
một số nguy cơ không an toàn |
|
12.
Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang
đun...) khi được nhắc nhở. |
14.
Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô
nước, giếng) khi được nhắc nhở. |
13.
Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế...)
khi được nhắc nhở. |
15.
Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch
các vật sắc nhọn...) khi được nhắc nhở. |
II. Giáo dục phát triển
nhận thức |
|
1. Khám phá thế giới
xung quanh bằng các giác quan |
|
14.
Sờ nắn, nhìn, nghe... để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
16.
Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
2. Thể hiện sự hiểu biết
về các sự vật, hiện tượng gần gũi |
|
15.
Bắt chước hành động đơn giản của những người thân. |
17.
Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng
được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
16.
Chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi. |
18.
Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. |
17.
Chỉ vào hoặc nói tên 1 vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi. |
19.
Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. |
18.
Chỉ / lấy / nói được tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, bánh kẹo, con vật quen thuộc theo yêu cầu của người lớn theo 01 dấu hiệu đặc trưng về màu sắc hoặc
hình dạng. Nhận biết vị trí trên - dưới. |
20. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của
các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc theo
01 dấu hiệu đặc trưng về màu sắc hoặc hình dạng, nhận biết trên - dưới; trước
- sau. |
19. Chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc
xanh, to hoặc nhỏ, vuông, tròn theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn. |
21. Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi
màu đỏ/vàng/xanh và một số màu khác theo yêu cầu. |
22. Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích
thước to / nhỏ, nặng nhẹ theo yêu cầu. |
|
III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ |
|
1. Nghe hiểu lời nói |
|
20.
Hiểu được một số từ chỉ người, đồ chơi, đồ dùng gần gũi |
23.
Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: ''Cháu cất đồ chơi lên giá
rồi đi rửa tay!" |
21.
Làm theo được một vài yêu cầu đơn giản: chào - khoanh
tay, hoan hô - vỗ tay, tạm biệt - vẫy tay... |
24.
Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?” “…làm gì?”, “…. thế nào?” (Ví dụ: "Con
gà gáy thế nào?”...) |
22.
Hiểu câu hỏi (...đâu?) (Mẹ đâu?... bà đâu?, Vịt đâu?...) |
25
Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện,
tên và hành động của các nhân vật. |
2. Nghe, nhắc lại các
âm, các tiếng và các câu |
|
23. Bắt chước được âm thanh
ngôn ngữ khác nhau: tu tu, meo meo, bim bim... |
26. Phát âm rõ tiếng. |
24. Nhắc lại được một số từ
đơn: mẹ, bà, ba, gà tô... |
27. Đọc được bài thơ, ca
dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. |
3. Sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp |
|
25.
Sử dụng các từ đơn khi giao tiếp như gọi mẹ, bà... |
28.
Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt
động, đặc điểm quen thuộc. |
26.
Nói câu gồm 1 hoặc 2 từ "bế" (khi muốn được bế), "uống"
hoặc "nước" (khi muốn uống nước), "mâm mâm" (khi muốn
ăn), "đi đi" (khi muốn đi chơi)... |
29.
Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: -
Bày tỏ nhu cầu của bản thân. -
Hỏi về các vấn đề quan tâm như: "Con gì đây?" "Cái gì
đây?"… |
30.
Nói to, đủ nghe, lễ phép. Mạnh dạn hồn
nhiên trong giao tiếp. |
|
IV. Giáo dục phát triển
tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
|
1. Biểu lộ sự nhận thức
về bản thân |
|
27.
Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của minh trong
gương khi được hỏi). |
31.
Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). |
32.
Thể hiện điều mình thích và không thích. |
|
2. Nhận biết và biểu lộ
cảm xúc với con người và sự vật gần gũi |
|
28.
Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi. |
33.
Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. |
29.
Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình đối với những người
xung quanh. |
34.
Nhận biết, biểu lộ được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt cử
chỉ. |
30.
Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật. |
35.
Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc / gần gũi: bắt chước
tiếng kêu, gọi. |
36.
Giảm các cảm xúc tiêu cực (tức giận, buồn bực, sợ hãi, lo lắng) khi được vỗ
về, dỗ dành. |
|
3. Thực hiện hành vi xã
hội đơn giản |
|
31.
Chào tạm biệt khi được nhắc nhở. |
37.
Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. |
32.
Bắt chước được một vài hành vi xã hội (bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện
thoại...). |
38.
Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế
em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...). |
33.
Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn. |
39.
Chơi thân thiện cạnh trẻ khác. |
40.
Thực hiện một số yêu cầu của người lớn. |
|
|
41. Làm quen với một số hành vi văn minh lịch sự phù hợp với
độ tuổi thông qua các
tình huống, hình ảnh, video, tranh truyện. |
42.
Biết thể hiện một số hành động yêu thương với người thân, cô giáo, bạn bè. |
|
4. Thể hiện cảm xúc qua
hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
|
34.
Thích nghe hát và vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư, vỗ tay...). |
43.
Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc. |
35.
Thích vẽ, xem tranh. Cho trẻ làm quen
với đất nặn (bóp, véo, xoay) |
44.
Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).
Thích chơi với màu nước qua các hoạt
động, hình thức khác nhau (in, ấn, lăn, vẩy...). |
45.
Thích nghe một số bài hát có nghệ thuật dân gian Việt Nam như: hát chèo, hát ru,
múa hát dân ca...... |
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
I. PHÂN PHỐI
THỜI GIAN
- Chương trình thiết
kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày được áp dụng tại Trường Mầm non Hồng Minh. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hàng ngày thực
hiện theo chế độ sinh hoạt phù hợp với sự phát triển của trẻ nhà trẻ từ 12
tháng đến 36 tháng tuổi.
- Thời điểm nghỉ hè,
lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CHẾ ĐỘ
SINH HOẠT
- Chế độ sinh hoạt là
sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí tại Trường Mầm non Hồng Minh nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý
của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nề nếp, thói quen tốt và thích nghi
với môi trường nhà trẻ. Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt 5 - 10
phút.
- Trẻ 12 -24 tháng tuổi:
+ Ăn 3 bữa
chính và 1 bữa phụ.
+ Ngủ: 1 giấc
trưa (khoảng 150 phút)
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ TỪ 18- 24 THÁNG
TUỔI VÀ TỪ 24-36 THÁNG TUỔI
Thời gian |
Thời lượng |
Hoạt động |
Hoạt động dịch vụ |
Thời
lượng |
|
18-24 tháng |
24- 36 tháng |
||||
7h00 - 8h00 |
60 phút |
Đón trẻ - Chơi các góc |
|
|
|
8h00 - 8h30 |
30 phút |
Thể dục sáng – Điểm danh trẻ Uống nước – Vệ sinh cá nhân |
|||
8h30 - 8h50 |
20 phút |
Chơi tập có chủ đích. |
|||
8h50 - 9h20 |
30 phút |
HĐ ngoài trời |
|||
9h20 - 9h30 |
10 phút |
Vệ sinh- Uống nước |
|||
9h30 – 10h10 |
40 phút |
Chơi, hoạt động góc. |
|||
10h10 - 10h25 |
15 phút |
HĐ vệ sinh, rửa mặt rửa tay |
|||
10h25 -
11h15 |
50 phút |
Chuẩn bị ăn - Ăn bữa chính |
|||
11h15 - 11h30 |
15 phút |
Vệ sinh cá nhân |
|||
11h30 - 14h00 |
150 phút |
Ngủ trưa |
|||
14h00 - 14h30 |
30 phút |
Vệ sinh cá nhân - Uống sữa. |
|||
14h30 - 15h10 |
40 phút |
Chơi tập |
|
|
|
15h10 - 16h00 |
50 phút |
Chuẩn bị ăn - Ăn bữa chính |
|||
16h00 -
16h10 |
10 phút |
Vệ sinh cá nhân - Uống nước |
|||
16h10 - 17h00 |
45 phút |
Chơi các góc - Trả trẻ |
|||
17h00 – 17h15 |
15 phút |
Vệ sinh lớp |
|||
C. NỘI DUNG
I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE.
- Nhà trường đặc biệt chú trọng việc chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi nhà
trẻ 13- 24 và 24 - 36 tháng tuổi.
- Số lượng trẻ
15-20 trẻ/lớp với 2 - 3 giáo viên có chuyên môn đạt trình độ trên chuẩn,
kinh nghiệm lâu năm, chăm sóc trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày; có quy trình
chăm sóc - nuôi dưỡng khoa học, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc - nuôi dưỡng
tốt, phát triển cân đối, hình thành nhân cách và nề nếp tốt ngay từ khi còn
nhỏ.
1. Tổ chức ăn:
- Lựa chọn thực phẩm đầu vào: Thực phẩm được lấy
từ đơn vị cung ứng có ký hợp đồng với nhà trường, đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng chế độ ăn,
khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi (nhóm ăn cháo, nhóm ăn cơm nát). Xây dựng thực
đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
- Số bữa ăn tại
trường: hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Bữa chính (trưa): Đảm bảo bữa ăn tiêu chuẩn hàng ngày: có trên 10
loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm,
món xào, món mặn, canh và tráng miệng
(sữa chua hoặc hoa quả theo mùa) từ thứ hai đến thứ sáu; Với nhóm trẻ ăn cháo:
phong phú thực phẩm được kết hợp hài hòa trong bữa cháo của trẻ và có ăn tráng
miệng.
+ Bữa chính (chiều): Thực đơn thay đổi theo mùa.
+ Bữa phụ (chiều): Uống sữa.
- Điều
chỉnh cân đối thực phẩm để đảm bảo cơ cấu bữa ăn, cân đối các chất, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:13-20%; L:30-40% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%);
G: 47-50%; Thực hiện tính tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ, Canxi: 350mg
Ca/ngày/trẻ, B1: 0.41mg B1/ngày/trẻ.
- Nước uống: khoảng
0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn); nhà trường sử dụng nước đóng
bình TADO trong toàn trường, có ký hợp đồng mang tính pháp lý, cam kết chất
lượng và xét nghiệm nước uống tinh khiết đóng chai theo quy định.
- Tăng cường ăn bổ
sung phòng chống nóng, phòng chống rét, phòng chống dịch:
2.
Tổ chức ngủ:
Tổ chức cho trẻ ngủ
theo nhu cầu độ tuổi:
- Trẻ từ 12 đến 36
tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
- Có hệ thống chăn, ga,
gối, đệm cho trẻ; có điều hòa; rèm chắn gió đảm bảo ấm áp về mùa đông.
- Có hệ thống quạt,
điều hòa nhiệt độ, rèm chống nắng đảm bảo mát mẻ về mùa hè.
3.
Vệ sinh:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân. Có tủ đựng đồ dùng cá nhân, áo đồng phục cho cá
nhân trẻ, khăn thấm mồ hôi...
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn trường; vệ sinh lớp học, đồ dùng,
đồ chơi, các dụng cụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Tăng cường các biện
pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giữ sạch nguồn nước
đảm bảo chất lượng nước (6 tháng kiểm định chất lượng nước/ lần) và xử lí rác,
nước thải đúng qui định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ và phòng
chống dịch bệnh: Duy trì thường xuyên có chất lượng các nề nếp vệ sinh cá nhân,
vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường. Các đợt dịch bệnh: theo dõi sức
khỏe trẻ; vệ sinh, tẩy trùng các đồ dùng đồ chơi, vật dụng bằng Cloramin B, cồn
và xà phòng thông thường. Tăng cường nhỏ mũi, rửa tay bằng nước sát khuẩn.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn:
- Khám sức khỏe định
kỳ 1-2 lần/năm. Theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao
theo lứa tuổi; theo dõi trẻ có chiều cao vượt trội (3/lần/năm học). Có các biện
pháp phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì, cân đo theo dõi hàng tháng.
- Phòng tránh các
bệnh thường gặp. Theo dõi
lịch tiêm chủng. Xử lí ban đầu những trường hợp trẻ ốm trong ngày tại trường.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai
nạn thường gặp.
- Trao đổi với phụ huynh hàng ngày hoặc
hàng tuần về sức khỏe của trẻ bằng nhiều hình thức: Trực tiếp, zalo…
- Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức
khỏe, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn trẻ trên website và fanpage của trường.
II. GIÁO DỤC
1. Giáo dục phát triển thể
chất
a) Phát triển vận động
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và
hô hấp.
- Tập các vận động cơ
bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Tập các cử động bàn
tay, ngón tay.
b) Giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe
- Tập luyện nề nếp,
thói quen tốt trong sinh hoạt.
- Làm quen với một số
việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
- Nhận biết và tránh
một số nguy cơ không an toàn.
*
Nội dung giáo dục
Nội dung |
18- 24 tháng tuổi |
24 - 36 tháng tuổi |
Phát triển vận động |
||
1. Tập động tác
phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
- Hô hấp: + Hít vào thật sâu + Thở ra từ từ - Cơ tay và bả vai + 2 tây giơ lên cao, hạ xuống. + 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống + 2 tay đưa về phía trước- đưa về phía sau + 1 tay đưa về phía trước, 1 tay dưa về phía sau - Cơ lưng, cơ bụng + Nghiêng người sang 2 bên phải- trái + Quay người sang 2 bên phải trái + Cúi người xuống, đứng thẳng người lên + Ngửa người ra phía sau - Cơ chân + Đứng nhún chân + Ngồi xuống, đứng lên + Bật tại chỗ
- Tập với nhạc vui
nhộn: Bé khỏe; Tập với quả bông; Tập với vòng; Tập với cành hoa; Tập với gậy;
Gà trống; Thỏ con; Ồ sao bé không lắc; Tập với bóng; Tập với gỗ; tập với dây
nơ |
Tập với bóng ( Tuần II) - Hô hấp: + Hít vào thật sâu + Thở ra từ từ - Cơ tay và bả vai + 2 tay giơ lên cao, hạ xuống + 2 tay đưa sang ngang, hạ xuống + 2 tay đưa về phía trước- đưa về phía sau + 1 tay đưa về phía trước, 1 tay dưa về phía sau - Cơ lưng, cơ bụng + Nghiêng người sang 2 bên phải- trái + Quay người sang 2 bên phải trái + Cúi người xuống, đứng thẳng người lên + Ngửa người ra phía sau - Cơ chân + Đứng nhún chân + Ngồi xuống, đứng lên + Bật tại chỗ
- Tập với nhạc vui nhộn: Bé khỏe; Tập với quả
bông; Tập với vòng; Tập với cành hoa; Tập với gậy; Gà trống; Thỏ con; Ồ sao
bé không lắc; Tập với bóng; Tập với gậy; tập với dây nơ |
2.
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
Hoạt động khác: Tập đi: + Đi theo hiệu lệnh. + Đi trong đường hẹp. + Đi có mang vật nhỏ hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m. + Chạy theo hướng thẳng. + Bật qua vật cản. + Bật tại chỗ; + Đi theo đường hẹp có mang vật trên tay + Đi theo đường ngoằn ngèo + TC: Chim sẻ và ô tô, những chú gà con, mèo và chim sẻ, Trời nắng, trời mưa, Gà trong vườn rau. Bóng tròn to. Con bọ dừa. Lộn cầu vồng. Kéo cưa lừa xẻ. Chi chi chành chành. Mèo đuổi chuột. - Tập tung, ném, bắt bóng với cô: + Ngồi năn bóng bắt cùng cô. + Ném bóng về phía trước.,2m +Tung bóng bằng hai tay + Ném bóng vào đích xa 1 - 1,2m - Tung bóng qua dây - Tập bò. - Bò tới đích: + Bò thẳng hướng + Bò chui qua cổng + Bò, qua vật cản. + Bò trong đường hẹp; + Bò có mang vật trên lưng. + Bò trong đường ngoằn ngèo + Tc: Bong bóng xà phòng, Các chú chim sẻ, bóng tròn to, bóng lắng, con bọ dừa, Gà rong vườn rau. Bóng tròn to. Ném về phía trước bằng 1 tay (tối thiểu 1, 2m) + Đá bóng về phía trước + Đá bóng vào lưới 1,5m - TCVĐ: - Đập bóng treo trên cao bằng vợt; - Bóng tròn to; - Trời nắng trời mưa; - Bắt bóng bay; - Con rùa; - Con bọ dừa; - Thổi bóng; - Bong bóng xà phòng; - Lộn cầu vồng; - Gieo hạt; - Dung dăng dung dẻ; - Chơi với dải lụa * Vận động tinh: - Xâu lá; - Xâu vòng hoa ( hoặc hạt)các màu; - Xâu luồn dây; - Xếp nhà bằng các khối gỗ,
-
Tập nặn đất nặn; |
- Hoạt động học: VĐCB: Bò theo đường ngoằn ngoèo(MT4) - TCVĐ: Con bọ dừa
Hoạt động khác: - Khởi động: Làm vận động nhẹ nhàng theo bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu” nhạc không lời nước ngoài bài "Chicandan" Tập đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh. + Đi trong đường hẹp. + Đi theo đường ngoằn ngèo + Đi có mang vật trên tay, trên đầu + Chạy theo hướng thẳng. + Chạy đổi hướng + Bật qua vạch kẻ; + Bật qua vạch kẻ, bật qua các vòng . + Bật tại chỗ; + Bật xa bằng 2 chân (15- 20cm) + Đứng co 1 chân. + Đi theo hiệu lệnh đi đều, đi bước vào các ô + TC: Chim sẻ và ô tô, những chú gà con, mèo và chim sẻ, Trời nắng, trời mưa, Gà trong vườn rau. Bóng tròn to. Con bọ dừa. Lộn cầu vồng. Kéo cưa lừa xẻ. Chi chi chành chành. Mèo đuổi chuột. - Văn nghệ chào mừng ngày mồng 8/3; Rèn trẻ cách cất ba lô đúng nơi quy định; Chơi với bóng(MT03) Cùng cô lau dọn vệ sinh, thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. - Chơi tự chọn - Góc vận động: Chơi lăn bóng, đá bóng, ném bóng vào rổ, tung bóng, bật ô, ném xa bằng một tay - Tập tung, ném, bắt: - Ném vào đích. - Tung bóng qua dây. + Ném bóng về phía trước. + Tung - bắt bóng cùng cô. + Ném bóng vào đích nằm ngang xa 1 - 1,2m +Tung bóng bằng hai tay
+ Ném bóng vào đích xa 1 - 1,2m |
3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp
tay- mắt |
v Hoạt động khác: - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. - Cho trẻ nhặt các viên sỏi bằng 2 ngón tay - Xé giấy, xé lá - Tc: tay đẹp, gập giấy - TC: Con sên, cắp hạt bỏ giỏ - Chơi với các ngón tay - TC: Con kiến…. - TC: Vắt nước cam. - TC: Con muỗi - TC: Đèn nhấp nháy. - TC: Chặt thịt gà. - TC: Giấu cái tay. - TC: Chi chi chành chành. Múa theo nhạc Cho trẻ chơi với các khối nhựa, tháo mở lắp hộp như. - Lồng hộp to nhỏ - Tháo lắp vòng to nhỏ. - Nhón nhặt đồ vật. - Nhặt lá rụng, nhặt chơi với sỏi…. + Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. - Xâu vòng tặng mẹ. - Xâu hoa lá. - Xâu vồng bằng các con giống - Tháo mở lắp hộp có ren. - Lồng được 3-4 hộp tròn lại với nhau. - Xếp hàng rào, Xếp theo ý thích... + Xếp chồng được 2-3 khối trụ - Xếp nhà. - Xếp đường đi. - Xếp ao cá. - Xếp ô tô.
-
Xếp đoàn tầu. |
Vận động nhẹ sau ngủ dậy: Tập tầm vông; 3 chú khỉ con; Dân vũ rửa tay Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. - Xé giấy, xé lá - Tc: tay đẹp, gập giấy - TC: Con sên, cắp hạt bỏ giỏ - Chơi với các ngón tay - TC: Con kiến…. - TC: Vắt nước cam. - TC: Con muỗi - TC: Đèn nhấp nháy. - TC: Chặt thịt gà. - TC: Giấu cái tay. - TC: Chi chi chành chành. - Múa theo nhạc Cô cho trẻ nhào nặn đất tạo thành chiếc bánh xe - Xúc hạt, bê khay - Rót hạt, rót nước - Chuyển hạt bằng tay (hạt to); - Chuyển đồ chơi bằng tay - Đóng, mở cửa; - Vặn mở nút chai - Cài cúc, cởi cúc - Đong nước, chuyển nước bằng ống bóp. - Gắp bông - Tập lau lá cây. - Tập mở, kéo khóa balo (áo) - Nặn bánh trôi. - Bóc trứng. - Tách ngô, tách múi quýt; tuốt rau ngót. |
Giáo dục dinh
dưỡng và sức khoẻ |
||
1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
Hoạt động khác: - Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau. -Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống . (Như cháu tự xúc ăn, khi ăn cơm có cơm vãi ra ngoài biết nhặt vào đĩa sau đó lau tay vào khăn ướt, ăn xong biết để bát vào thau, lấy khăn lau miệng, xúc miệng nước muối, đi vệ xinh rồi chuẩn bị vào phòng ngủ ) Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.
Luyện một số
thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống
sôi ; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn;
vứt rác đúng nơi quy định.v |
Hoạt động khác: - Thực hiện cầm thìa bằng tay phải xúc cơm ăn gọn gàng, không bốc cơm, không xúc cơm cho bạn không làm rơi cơm, đổ cơm. Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. MT8 - Tập nói tên món ăn hàng ngày; Tập gọi tên một số thực phẩm thông thường - Tập đọc thơ: “ Miệng xinh”; “ Giờ ăn”. - Luyện thói quen ăn ngủ một giấc trưa. Cho trẻ nghe hát ru các vùng miền. (MT9) - Chơi chi chi chành chành; nu na nu nống; Tập tầm vông. - Dạy trẻ biết bảo cô khi cần đi vệ sinh; Tập xếp hàng chờ đến lượt đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt, lấy nước uống. - Thực hiện cầm thìa bằng tay phải xúc cơm ăn gọn gàng, không bốc cơm, không xúc cơm cho bạn không làm rơi cơm, đổ cơm. - Tập nói tên món ăn hàng ngày; Tập gọi tên một số thực phẩm thông thường - Tập đọc thơ: “ Miệng xinh”; “ Giờ ăn”; ‘‘Trường của bé” - Luyện thói quen ăn ngủ một giấc trưa.Cô mở máy nhỏ các bài hát ru khi trẻ đi ngủ.
- Chơi chi chi chành
chành; nu na nu nống; kéo cưa lừa xẻ. |
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức
khoẻ |
Hoạt động khác: - Tập tự phục vụ: +Tự xúc ăn cơm bằng thìa, uống nước bằng cốc. + Tập ngồi vào bàn ăn. + Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. + Tập a ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh + Làm quen với rửa tay, lau mặt + Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
- Tập đi vệ sinh đúng
nơi qui định. |
Hoạt động khác: - Luyện tập cho trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt giữ gìn vệ sinh khi được người lớn giúp đỡ: Ăn chín, uống chín; lau mặt, rửa tay trước khi ăn; lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.- Cất ba lô, cất đồ dùng và đồ chơi đúng nơi quy định. - Đi tất, cởi tất, lồng tất. - Gấp khăn. - Mặc áo chui đầu. - Luyện tập một số thói quen vệ sinh cá nhân và một số công việc tự phục vụ đơn giản: trẻ lớn biết tự cởi quần áo, kéo quần khi đi vệ sinh xong, tự lau miệng… - Xúc cơm, uống nước. - Một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt. - HĐMĐ: Quan sát giá treo ba lô; Dạo chơi sân trường ; Quan sát chậu hoa cây cảnh lớp bé; Quan sát cây hoa hồng; Quan sát bầu trời; Giao lưu lớp 4D. |
3. Nhận biết và
tránh một số nguy cơ không an toàn |
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm như phích nước nóng, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh. Cô cho rẻ xem tranh ảnh, hoặc clip có các hình ảnh sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế để dạy trẻ một cách tốt nhất.
- Trẻ nói được tên được một số hình ảnh đó như phích nước, ổ cắm điện, thang, đinh,
kéo, dao..... |
2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Luyện tập và phối hợp các giác quan
- Thị
giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
b) Nhận biết
- Tên
gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể của con người.
- Tên
gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi,
phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.
- Tên
gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.
- Một
số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh), kích thước (to - nhỏ), hình dạng (tròn, vuông),
số lượng (một - nhiều) và vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so
với bản thân trẻ.
- Bản thân và những người gần gũi.
Nội dung |
18 - 24 tháng tuổi |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác |
Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - TC: Nhẵn và sần sùi. - TC. Trò chơi tiếng kêu ở đâu.
- TC. Nghe âm thanh tìm đồ vật. |
- Xem băng hình các phương tiện giao thông;Tập tô màu hình tròn; Chơi trò chơi “Món quà kì diệu” (MT15); Cùng cô lau dọn vệ sinh, thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. - Sờ nắn ngửi nếm một số loại quả, hoa khác nhau… - Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - TC: Nhẵn và sần sùi |
2. Nhận biết: Một số bộ phận của cơ thể con người |
- Tên một
số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. |
- Tên, chức
năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. - Các bộ
phận trên khuôn mặt: ghép tranh tạo khuôn mặt |
Một số đồ dùng, đồ
chơi. |
- Tên, đặc
điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
- Tên, đặc
điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
Một số phương tiện
giao thông quen thuộc |
- Tên của
phương tiện giao thông gần gũi. |
- Tên, đặc
điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi. |
Một số con vật,
hoa, quả quen thuộc |
- Tên và
một vài đặc điểm nổi bật của con vật, quả quen thuộc. |
Tên và một
số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc. |
Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số
lượng, vị trí trong không gian |
- Màu đỏ, xanh. - Kích thước to - nhỏ - Hình
dạng: tròn, vuông |
- Màu
đỏ, vàng, xanh. - Kích thước to - nhỏ. -
Hình tròn, hình vuông. - Vị
trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ. - Số lượng một - nhiều. |
Bản thân, người gần
gũi |
-
Tên của bản thân. -
Hình ảnh của bản thân trong gương. - Đồ
chơi, đồ dùng của bản thân. - Tên
của một số người thân gần gũi trong gia đình, nhóm lớp. |
- Tên
và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân. - Đồ
dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp. - Tên
và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. - Tên
của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp. |
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
a) Nghe
- Nghe các giọng nói khác nhau.
- Nghe, hiểu các từ
và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn
giản.
- Nghe kể chuyện, đọc
thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
- Phát âm các âm khác
nhau.
- Trả lời và đặt một
số câu hỏi đơn giản.
- Thể hiện nhu cầu,
cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói.
c) Làm quen với sách
- Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong
tranh.
Nội dung |
18 - 24 tháng tuổi |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Nghe |
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự
vật, hành động quen thuộc. - Nghe và
thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói. - Nghe các
câu hỏi: ở đâu?, con gì?,... thế nào? (gà gáy thế nào?), cái gì? làm gì? - Nghe các bài hát, bài thơ, đồng
dao, ca dao, chuyện kể đơn giản theo tranh. |
- Nghe và
thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để
làm gì? ở đâu? như thế nào? - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện
ngắn. |
2. Nói |
- Phát âm và bắt chước các âm khác nhau. - Nhận biết, lắng nghe và tạo ra các âm thanh được nghe. - Gọi tên
các đồ vật, con vật, hành động gần gũi. - Trả lời
và đặt câu hỏi: con gì?, cái gì?, làm gì? - Thể hiện
nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản - Đọc theo,
đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ. |
- Sử dụng
các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Trả lời
và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại
sao?... - Thể hiện
nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. - Kể lại
đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Sử dụng
các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. - Tập đọc thơ, chơi trò chơi thao tác mô phỏng như: bế
em, chăm sóc em bé, mẹ con... - Tham gia hoạt động ngày hội, ngày lễ; - Tham gia hoạt động giao
lưu với các bạn trong khối. |
3. Làm quen với
sách |
- Mở
sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh. |
-
Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem
tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. |
4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
a) Phát triển tình
cảm
- Ý
thức về bản thân.
- Nhận
biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
b) Phát triển kỹ
năng xã hội
- Mối
quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
- Hành
vi văn hoá và thực hiện các quy
định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.
c) Phát triển cảm xúc thẫm mĩ
- Nghe
hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.
- Vẽ
nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.
Nội dung |
18 - 24 tháng tuổi |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Phát triển tình cảm Ý thức về bản thân - Nhận biết và thể hiện
một số trạng thái cảm xúc |
- Nhận biết tên gọi, hình ảnh bản
thân. - Biểu lộ cảm xúc khác nhau với
những người xung quanh |
- Nhận biết
tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết
một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình - Thực hiện yêu cầu đơn giản của
giáo viên. - Nhận biết và thể hiện một số trạng
thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. |
2. Phát triển kĩ năng xã hội - Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi. |
- Giao tiếp
với cô và bạn. |
- Giao tiếp
với những người xung quanh. - Chơi thân
thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Những câu chuyện về tình yêu thương. - Những hành động thể hiện tình cảm của mình với mọi
người xung quanh |
- Hành vi văn hoá giao tiếp đơn giản |
- Tập sử
dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm
đến các vật nuôi. - Tập thực
hiện một số hành vi giao tiếp, như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”, “dạ”. |
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm đến các vật nuôi. - Thực hiện một số hành vi văn hóa và
giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không
cấu bạn. - Thực
hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến
lượt, để đồ chơi vào nơi qui định. - Tập chơi, hoạt
động phối hợp theo nhóm để thực hiện một số hành vi văn minh lịch sự thông
qua các tình huống, hình ảnh, video, tranh truyện như: Ngồi ngay ngắn trong khi
ăn; gọn gàng sau khi ăn; nụ cười thân thiện. |
3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ - Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc |
-Nghe hát,
nghe nhạc, nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát theo
và tập vận động đơn giản theo nhạc. |
- Nghe hát,
nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và
tập vận động đơn giản theo nhạc. - Cho trẻ
nghe một số nàn điệu hát chèo, hát ru, múa hát
dân ca......trong hoạt động học, HĐNT, hoạt động chiều, giao lưu... |
- Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh |
- Tập cầm bút
vẽ, tập làm quen với đất nặn; bóp, véo, xoay. - Xem tranh
ảnh có màu sắc nổi bật, các quyển sách với hình ảnh phong phú, sinh động về
con người, các con vật, đồ vật và các hoạt động quen thuộc, gần gũi với trẻ
(người thân, cây, hoa, nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi gần gũi, nắng, mưa, gió thổi
cây nghiêng...) |
- Vẽ
các đường nét khác nhau, di mầu, xé, vò, xếp hình. - Tập cầm bút di màu; tô màu con lật đật;
tô màu trang phục của bé; tô màu các đồ dùng trong gia đình - Xâu
vòng; Xếp nhà bằng khối gỗ - Tập
vo giấy; Chơi với đất nặn; Tập chơi với
màu nước - Tô
tranh sáp nến: Đồ chơi bé thích: ôtô, quả bóng, cái ô, con gấu…) - Tập
in tranh các cách khác nhau: In bàn tay, bàn chân, in bằng củ quả, in bằng
lá, con dấu... - Xem tranh |
D. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC,
HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
I. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Hoạt động với đồ
vật.
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
18- 36 tháng giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh để trẻ phát triển nhận thức, phát triển lời nói, phát triển
các giác quan, phát triển thái độ, cảm xúc... qua tương tác vật liệu rời, vật
liệu thiên nhiên, các đồ vật gắn liền với các thao tác trong cuộc sống...
2. Hoạt động
chơi.
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động, khám phá thế giới xung
quanh, hình thành mối quan hệ gần gũi. Ở
độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản
ảnh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.
3. Hoạt động chơi-tập
có chủ đích:
Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên có ứng
dụng phương
pháp STEAM trong một số hoạt động cho phù hợp. Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình
cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ.
4.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động đáp ứng nhu
cầu sinh lí của trẻ, đồng thời hình thành một số nề nếp, thói quen tốt trong
sinh hoạt, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. Trẻ được làm quen và thực
hiện được một số thói quen tự phục vụ đơn giản và ứng dụng 1 số hoạt động thực hành cuộc sống đơn giản theo phương pháp
Monssesori
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1.
Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động
có chủ định của giáo viên và các hoạt động dựa trên ý thích của trẻ.
- Tổ chức lễ, hội: Tổ
chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến
trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Ngày khai giảng, Tết
Trung thu; Ngày lễ Noel; Tết cổ truyền, ngày 8/3; Tết thiếu
nhi (ngày 1/6) ...), huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh cùng nhà
trường tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ.
- Tổ chức hoạt động
giao lưu giữa các lớp: các lớp nhà trẻ cùng độ tuổi, khác độ tuổi, giao lưu với
lớp mẫu giáo, huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh
2.Theo
vị trí không gian, có các hình
thức:
- Tổ chức hoạt động trong phòng
lớp.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời.
- Tổ chức tại phòng lớp khác,
sân, sảnh..
3.
Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ, nhóm lớn
- Tổ chức hoạt động cả lớp, 2 lớp, 2 nhóm của 2
lớp..
Đối với Nhà trẻ nên chú trọng hình thức tổ chức hoạt động cá nhân và theo
nhóm nhỏ.
* Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Tăng cường tổ chức
các hoạt động giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ: Cài cởi cúc áo, bê ghế, đi cầu
thang...
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời tiếp xúc
với thiên nhiên, môi trường xã hội gần gũi.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển các tố chất
vận động cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ đích và hoạt động ở mọi
lúc mọi nơi dưới hình thức cả lớp, nhóm nhỏ và bồi dưỡng cá nhân phù hợp theo
khả năng vận động của trẻ. Đan xen lồng ghép các nội dung phát triển VĐ và các
giác quan, linh hoạt, phù hợp.
- Tổ chức cho trẻ được tham gia các trò chơi
phát triển trí tuệ thông qua hoạt động với đồ vật
- Tăng cường tổ chức
các ngày hội có tác dụng bổ trợ kiến thức, kĩ năng cho trẻ: Ngày Hội các trò
chơi vận động, Hội chợ Xuân; sinh nhật của trẻ; hoạt động giao lưu...
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm
Dùng cử chỉ vỗ về,
gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những
cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với
người thân và môi trường xung quanh
2. Nhóm phương pháp trực quan- minh họa
Dùng phương tiện trực
quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh, các thiết bị hiện đại, công
nghệ...), hành động mẫu (lời nói, cử chỉ) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy
cảm cảu các giác quan, thỏa mãn nhu cầu tiếp cận thông tin từ thế giới bên
ngoài. Phương pháp trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc, kết hợp sử
dụng lời nói và đan xen nhau cho phù hợp.
3. Nhóm phương pháp thực hành.
a. Hành động, thao tác với đồ vật.
- Tổ chức cho trẻ thao tác trực tiếp với đồ chơi, đồ vật,
vật thật dưới sự quan sát, gợi ý, hỗ trợ
và tác động của giáo viên (sờ mó, cầm nắm, lắc đập, mở đóng, tháo lắp, xếp
cạnh, xếp chồng, lồng, bỏ vào, lấy ra, xâu luồn....)
- Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm với đồ vật, đồ
chơi, vật thật theo các thao tác đơn lẻ hoặc làm quen với một số quy trình đơn
giản, phù hợp với lứa tuổi để trẻ tiếp nhận thông tin, nhận thức và hình thành
các hành vi, kĩ năng.
b. Trò chơi.
- Sử dụng các yếu tố
chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu
biết về môi trường xung quanh phát triển lời nói và vận động phù hợp.
- Cuối độ tuổi nhà
trẻ 24- 36 tháng, các trò chơi có thể sử dụng các trò chơi khó hơn, phù hợp với
khả năng của trẻ, có thể sử dụng các trò chơi có sự phối hợp, liên kết đơn
giản.
c. Luyện tập.
Tổ chức lặp đi, lặp lại các hoạt động, trò chơi, câu hỏi, động tác, hành
vi...phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thú của trẻ
4. Phương pháp dùng lời nói
- Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối
hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và
giao tiếp với người xung quanh; bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người
khác bằng lời nói và hành động cụ thể. Lời nói của người lớn cần ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu phù hợp với kinh nghiệm của trẻ. Đối với trẻ nhà trẻ dùng tiếng
mẹ đẻ là chủ yếu.
- Chú trọng hệ thống
câu hỏi mang tính dẫn dắt, gợi mở để kích thích trẻ tư duy. Khuyến khích trẻ
được bộc lộ, thể hiện bản thân, được nói lên cảm nhận của trẻ.
- Tăng cường sự giao tiếp của trẻ với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.
5. Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương
- Ở lứa tuổi nhỏ,
người lớn khen, nêu gương, tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành
vi, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu. Có thể tỏ thái độ không đồng tình, nhắc nhở
khi cần thiết nhưng cần nhẹ nhàng, khéo léo.
- Giáo viên phối hợp các phương pháp
tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích
trẻ sử dụng các giác quan (nghe, nhìn, sờ …), sử dụng lời nói và tích cực hoạt
động để phát triển; tăng cường giao tiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử
chỉ và hành động; chú trọng sử dụng phương pháp tác động bằng tình cảm và thực
hành. Giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ noi theo.
* Tăng cường đổi mới
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Tăng cường phương pháp thực hành, trải nghiệm
với đồ vật, đồ chơi. Cho trẻ sử dụng phối hợp các giác quan trong tìm hiểu,
khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Tăng cường hoạt động theo nhóm. Tạo cơ hội cho trẻ được phát triển tự nhiên,
theo nhu cầu của trẻ, nhằm tạo cho trẻ phát triển tính tự lập.
- Các phương pháp giáo dục được sử
dụng, phối hợp một cách hợp lí nhằm phát
huy ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động để phát triển, đảm bảo trẻ “học qua
chơi”,”chơi mà học”.
- Chú trọng hệ thống câu hỏi mở trong phương
pháp dùng lời nhằm kích thích quá trình tư duy của trẻ. Định hướng để trẻ bộc
lộ những suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm của bản thân.
- Áp dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến
vào tổ chức các hoạt động như:
+ Phương pháp Montessori (áp dụng những kỹ năng
tự phục vụ, kỹ năng thực hành cuộc sống đơn giản, vận động tinh... trong lĩnh
vực phát triển thể chất, tình cảm xã hội được tổ chức thực hiện đan cài trong
các hoạt động hàng ngày)
+ Phương pháp STEAM được áp dụng linh hoạt, phù
hợp trong các lĩnh vực phát triển tình cảm
kỹ năng xã hội và thẩm mỹ,
lĩnh vực nhận thức....dưới hình thức dự án STEAM hoặc những hoạt
động STEAM
+ Dạy học thông qua chơi, kích thích khả năng
tư duy áp dụng đa dạng
đặc biệt với các hoạt động vui chơi
và
được lồng ghép phù hợp giúp trẻ sáng tạo, tự trải nghiệm, khám phá và học tập
theo năng lực của bản thân.
IV. TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
Nhà trường tạo môi trường cho trẻ hoạt động với tiêu chí lấy trẻ làm
trung tâm, tạo không gian hoạt động thực sự ý nghĩa, thân thiện, gần gũi và an
toàn với trẻ.
1.
Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang thiết bị, đồ dùng hiện đại, chất liệu thân thiện, an toàn, gần
gũi và màu sắc hài hòa giúp kích thích, tạo sự thoải mái cho trẻ khi tham gia
hoạt động. Chú trọng đến việc tạo điểm nhấn trọng tâm trong không gian, biến
không gian thành các khu vực, các góc hoạt động hiệu quả, thoải mái và tiện
lợi.
- Thoáng mát,
đẹp, an toàn, có cây xanh, vệ sinh sạch sẽ, thân thiện, phù hợp với trẻ. Đủ ánh
sáng theo tiêu chuẩn ánh sáng học đường. Coi trọng việc tổ chức môi trường cho
trẻ họat động ở các khu vực, các góc hoạt động,…một cách phong phú đa dạng.
- Xây dựng môi trường học tập với nhiều góc mở, nguyên vật liệu phong phú,
tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.
- Sử dụng các đồ
dùng, đồ chơi do giáo viên tự tạo phù hợp với trẻ, đảm bảo tính an toàn, thẩm
mỹ để đưa vào các hoạt động giáo dục và hoạt động chơi.
- Sắp xếp, bố trí đồ vật an toàn, hợp lí, đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục
đích giáo dục.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh
hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi,
tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
- Có khu vực để bố
trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
- Xây dựng góc phát
triển vận động: có diện tích đủ rộng cho trẻ trườn, bò, đi, chạy và chơi với
các đồ chơi phát triển vận động và các giác quan, chơi tập với các thiết bị cho
trẻ tập vận động;
+ Trẻ 13 - 24 tháng tuổi có khu vực cho trẻ
hoạt động với đồ vật, với sách tranh, bút sáp, giấy; chơi với búp bê.
+ Trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thêm khu vực chơi thao
tác vai: hoạt động với đồ vật; chơi nấu ăn; chơi bế em; chơi với đất nặn, bút
vẽ, màu nước, chơi vận động..
- Giáo viên xây dựng
bài giảng điện tử áp dụng dạy trẻ nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với các
ứng dụng khoa học hiện đại.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
- Sân chơi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, an toàn; thiết bị đồ chơi ngoài
trời được trang bị phong phú, an toàn, phù hợp với độ tuổi nhà trẻ và sắp xếp ở
khu vực gần lớp học để trẻ có thể ra chơi hàng ngày.
-
Sân chơi có nhiều cây xanh, có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả để
trẻ được quan sát, tìm hiểu.
2. Môi trường xã hội
Môi trường chăm sóc, giáo dục đảm bảo an toàn về mặt tâm
lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời
nói, thái độ của giáo viên, nhân viên và những người xung quanh đối với trẻ
luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
E. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ VÀ CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
Theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động
giáo dục phù hợp để giúp trẻ đạt được yêu cầu của độ tuổi và mục tiêu bổ sung
nâng cao đối với trẻ ở từng độ tuổi.
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Lựa chọn một số mục tiêu trong Chương trình giáo dục Mầm
non và Chương trình bổ sung nâng cao để đánh giá năng lực trẻ theo các lĩnh vực
phát triển. Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ; thái độ, trạng thái cảm xúc
và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp đánh
giá như: Quan sát; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ;
Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ để đánh giá tình trạng sức khỏe, thái độ, cảm xúc, hành vi, kiến thức, kĩ
năng của trẻ trong ngày dưới hình thức ghi chép vào sổ nhật ký, kế hoạch tháng
để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Xây dựng hệ thống bài
tập đánh giá trẻ theo các mục tiêu
phát triển của trẻ, mục tiêu bổ sung ở từng độ tuổi.
IV. THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá trẻ hàng ngày về những diễn biến tâm lý – sinh
lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt dộng, nhằm phát hiện những biểu hiện tích
cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối tháng/chủ đề để xác định mức độ đạt
được sau mỗi tháng, từ đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp
cho tháng tiếp theo.
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi theo các mục tiêu phát triển
của trẻ, mục tiêu bổ sung nâng cao để xác định mức độ đạt được của trẻ ở các
lĩnh vực, từ đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ ở giai đoạn tiếp
theo.
PHẦN BA
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU
GIÁO
A. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục
mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 – 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ; hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
MẪU GIÁO
BÉ 3-4 TUỔI |
MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI |
MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI |
I. Giáo dục phát triển
thể chất |
||
a) Phát triển vận động |
||
1. Thực hiện được các
động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
||
1.
Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. |
1.
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu
lệnh. |
1. Thực hiện đúng, thuần thục các động tác
của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và
kết thúc động tác đúng nhịp. |
2. Thể hiện kỹ năng vận
động cơ bản và các tố chất trong vận động |
||
2. Giữ được thăng bằng cơ
thể khi thực hiện vận động: |
2. Giữ được thăng bằng cơ
thể khi thực hiện vận động: |
2. Giữ được thăng bằng cơ
thể khi thực hiện vận động: |
3.
Kiểm soát được vận động: |
3.
Kiểm soát được vận động: Đi/ chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật
chuẩn (4 – 5 vật chuẩn đặt dích dắc). |
3.
Kiểm soát được vận động: Đi/chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
(đổi hướng ít nhất 3 lần). |
4.
Phối hợp tay - mắt trong vận động: |
4.
Phối hợp tay - mắt trong vận động: -
Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m). -
Tự đập bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp. |
4.
Phối hợp tay - mắt trong vận động: -
Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m). - Đi, đập và bắt được bóng nảy 4 - 5 lần
liên tiếp. |
5.
Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: -
Chạy được 15m liên tục theo hướng thẳng. |
5.
Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: -
Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây. -
Ném trúng đích ngang (xa 2 m). |
5.
Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: -
Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây. -
Ném trúng đích đứng (cao 1,5 m, xa 2m). -
Bò vòng qua 5 - 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu. |
3. Thực hiện và phối hợp
được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt |
||
6. Thực hiện được các vận
động: |
6. Thực hiện được các vận
động: |
6. Thực hiện được các vận
động: |
7.
Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt
động: -
Vẽ được hình tròn theo mẫu. -
Cắt thẳng được một đoạn 10cm. -
Xếp chồng 8 - 10 khối không đổ. -
Tự cài, cởi cúc. |
7.
Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt
động: - Vẽ hình người, nhà, cây. -
Cắt thành thạo theo đường thẳng. -
Xây dựng, lắp ráp với 10 - 12 khối. -
Biết tết sợi đôi. -
Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày. |
7.
Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt
động: -
Vẽ hình và sao chép các chữ cái, chữ số. |
b) Giáo dục dinh dưỡng
và sức khỏe |
||
1. Biết một số món ăn,
thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe |
||
8.
Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc ăn hàng ngày khi nhìn vật thật hoặc
tranh ảnh (thịt, trứng rán, cá kho, canh rau, sữa....). |
8.
Biết một số thực phẩm cùng nhóm: -
Rau, quả chín có nhiều vitamin. |
8.- Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên
nhóm: + Thực
phẩm giàu chất đạm: thịt, cá… - Nói được
tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu
canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo… |
9. Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng rán, cá kho, canh
rau. Biết ăn để chóng lớn,
khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
9.
Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể
luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo… |
9. Biết:
ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; không uống
nhiều nước ngọt, nước có gas, không ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi
cho sức khỏe. |
10.
Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác
nhau để có đủ chất dinh dưỡng. |
|
|
2. Thực hiện được một số
việc tự phục vụ trong sinh hoạt |
||
10.
Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: - Rửa tay, lau mặt, súc
miệng. |
11.
Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở: - Tự rửa tay bằng xà phòng.
Tự lau mặt, đánh răng. |
10. Thực
hiện được một số việc đơn giản: - Tự rửa tay bằng xà phòng.
Tự lau mặt, đánh răng. |
11. Sử dụng bát, thìa, cốc
đúng cách. |
12. Tự cầm bát, thìa xúc ăn
gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn. |
11. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống
thành thạo. |
12. Chủ động có ý thức tự giác, thực hiện
thành thạo các công việc tự phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. |
||
3. Có một số hành vi và
thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khoẻ |
||
12. Có một số hành vi tốt trong ăn
uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi… |
13. Có một số hành vi tốt trong ăn
uống: -Tự giác trong
các hành vi nhằm về kỹ năng tự phục vụ: Bê bàn, kê ghế, lấy cơm, cất bát, vệ
sinh sau khi ăn…. |
13. Có một số hành vi và thói quen
tốt trong ăn uống: |
13. Có một số hành vi tốt trong vệ
sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở: |
14. Có một số hành vi tốt trong vệ
sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở: |
14. Có một số hành vi và thói quen
tốt trong vệ sinh, phòng bệnh: |
4. Biết một số nguy cơ
không an toàn và phòng tránh |
||
14. Nhận
ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng
...) khi được nhắc nhở. |
15. Nhận ra
bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.... là nguy hiểm không đến gần. Biết
các vật sắc nhọn không nên nghịch. |
15. Biết
bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng.... là những vật dụng nguy
hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch các vật sắc, nhọn. |
15. Biết
tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi …) khi được nhắc
nhở. |
16. Nhận
ra những nơi như: hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước… là nơi nguy hiểm,
không được chơi gần. |
16. Biết
những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm... là nguy hiểm và nói
được mối nguy hiểm khi đến gần. |
16. Biết
tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: -
Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt.... -
Không tự lấy thuốc uống. -
Không leo trèo bàn ghế, lan can. -
Không nghịch các vật sắc nhọn. |
17. Biết
một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở: -
Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả lạ... không uống rượu, bia, cà
phê; không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn. -
Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo. |
17. Nhận
biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh: -
Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà
phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ. |
18. Nhận
ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ: -
Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người rơi
xuống nước, ngã chảy máu. -
Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện
thoại người thân khi cần thiết. |
18. Nhận
biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ: -
Biết tránh một số trường hợp không an toàn: Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh,
uống nước ngọt, rủ đi chơi. Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được
phép của người lớn, cô giáo. -
Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc
biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ. |
|
19. Thực
hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn: -
Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi. -
Không leo trèo cây, ban công, tường rào… |
||
II. Giáo dục phát triển
nhận thức |
||
a) Khám phá khoa học |
||
1. Xem xét và tìm hiểu
đặc điểm của các sự vật, hiện tượng |
||
17. Quan
tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự
vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. |
19. Quan
tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng
dẫn của cô giáo như đặt câu hỏi về những thay đổi của sự vật, hiện tượng: Vì
sao cây lại héo? Vì sao lá cây bị ướt?... |
20. Tò mò
tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự
vật, hiện tượng: Tại sao có mưa?… |
18. Sử
dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, nghe, ngửi, sờ. để
nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
20. Phối
hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi,
nếm... để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng. |
21. Phối
hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như
sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả... và thảo luận về
đặc điểm của đối tượng. |
19. Làm
thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối
tượng. Ví dụ: Thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi. |
21. Làm
thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán. Ví dụ:
Pha màu/ đường/ muối vào nước, dự đoán, quan sát, so sánh. |
22. Làm
thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận
xét và thảo luận. |
20. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi
mở của cô giáo như xem sách, tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng. |
22. Thu
thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách, tranh ảnh,
nhận xét và trò chuyện |
23. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác
nhau: Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/ trồng cây được tưới nước và không tưới,
theo dõi và so sánh sự phát triển. xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện
và thảo luận. |
21. Phân
loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật. |
23. Phân
loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu. |
24. Phân
loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. |
2. Nhận biết mối quan hệ
đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản |
||
22. Nhận
ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được
hỏi. |
24. Nhận
xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng gần gũi. Ví dụ:
“Cho thêm đường/ muối nên nước ngọt/ mặn hơn” |
25. Nhận
xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có
những giọt nước do nước nóng bốc hơi”. |
25. Sử
dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván
dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn. |
26. Giải
quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau. |
|
3. Thể hiện hiểu biết về
đối tượng bằng các cách khác nhau |
||
23.
Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô
giáo. |
26. Nhận
xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được
quan sát. |
27. Nhận
xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được
quan sát. |
24.
Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình… |
27. Thể
hiện một số hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình… |
28. Thể
hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình… |
b) Làm quen với một số
khái niệm sơ đẳng về toán |
||
1. Nhận biết số đếm, số
lượng |
||
25. Quan
tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón
tay để biểu thị số lượng. |
28. Quan
tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh, hỏi: bao nhiêu?
là số mấy?... |
29. Quan
tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: bao nhiêu? đây là
mấy?... |
26. Đếm
trên các đối tượng giống nhau trong phạm vi 5. Đếm vẹt đến 10 và đếm theo khả
năng. Đếm ngược từ 0-5. Nhận biết trật
tự dãy số từ 0-5 |
29. Đếm
trên đối tượng trong phạm vi 10. Đếm xuôi, đếm ngược trong phạm vi 10. Nhận biết trật tự
dãy số từ 0-10.. |
30. Đếm
trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. |
27.
So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau
và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn |
30. So
sánh số lượng của hai nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau
và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. |
31. So
sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau
và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. |
28.
Biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5. |
31. Gộp
hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả. |
32. Gộp
các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm. |
29.
Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành hai nhóm. |
32. Tách
một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn. |
33. Tách
một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau. |
33. Sử
dụng các số từ 1-5 để chỉ số lượng, số thứ tự. |
34. Nhận
biết các số từ 5 - 10 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. |
|
34. Nhận
biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. |
35. Nhận
biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. |
|
2. Sắp xếp theo qui tắc |
||
30. Nhận
ra qui tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại. |
35. Nhận
ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại. |
36. Biết
sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu. |
37. Nhận
ra qui tắc sắp xếp (mẫu) và sao chép lại, sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục
sắp xếp. |
||
|
|
38. Sáng
tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp. |
3. So sánh hai đối tượng |
||
31. So
sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài
hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau. |
36. Sử
dụng được dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đến 3 đối tượng, nói kết quả đo
và so sánh. |
39. Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả. - So sánh
độ dài, độ lớn của các đối tượng |
4. Nhận biết hình dạng |
||
32. Nhận
dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. - Bước đầu sử dụng các hình học để chắp
ghép theo yêu cầu. |
37. Chỉ ra
các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (tròn và tam giác, vuông và chữ nhật,
....). |
40. - Gọi tên và chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai
khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. - Sử dụng
các hình hình học, hình khối để chắp ghép tạo ra các hình dạng, mô hình theo
yêu cầu. |
38. Sử
dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. |
||
39. Chắp ghép, tạo ra các hình hình học, các
hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. |
||
5. Nhận biết vị trí
trong không gian và định hướng thời gian |
||
33. Sử
dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với
bản thân. |
40. Sử
dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác. |
41. Sử dụng lời nói và hành
động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. |
41. Mô tả
các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày. |
42.
Nhận biết thời gian trong ngày, biết xem giờ đồng hồ. - Gọi đúng
tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. |
|
c) Khám phá xã hội |
||
1. Nhận biết bản thân,
gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng |
||
34. Nói
được tên, tuổi, giới tính của bản thân trẻ khi được hỏi. |
42. Nói họ
và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. |
43. Nói
đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. |
35. Nói
được tên, tuổi, giới tính của bố mẹ, các thành viên trong gia đình và bản
thân khi được hỏi, trò chuyện. |
43. Nói
họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi,
trò chuyện, xem ảnh về gia đình. |
44. Nói
tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình
khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. |
36. Nói
được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. |
44. Nói
địa chỉ của gia đình, tên và địa chỉ của trường, lớp mình học (số nhà, đường phố/ thôn, xóm) khi được hỏi, trò
chuyện |
45. Nói
địa chỉ gia đình mình (số nhà, đường phố/ thôn, xóm), số điện thoại (nếu có)…
khi được hỏi, trò chuyện. |
37. Nói
được tên trường/ lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi,
trò chuyện. |
45. Nói
tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. |
46. Nói
tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi,
trò chuyện. |
46. Nói
tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi
được hỏi, trò chuyện. |
47. Nói
tên, công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được
hỏi, trò chuyện. |
|
48. Nói họ
tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. |
||
2. Nhận biết một số nghề
phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương |
||
38. Kể tên
và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng... khi được hỏi, xem tranh.
|
47. Kể
tên, công việc, công cụ, sản phẩm/ ích lợi... của một số nghề khi được hỏi,
trò chuyện. |
49. Nói
đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề. Ví dụ: nói “Nghề nông làm ra lúa
gạo, nghề xây dựng xây nên những ngôi nhà mới ...” |
3. Nhận biết một số lễ
hội và danh lam, thắng cảnh |
||
39. Kể tên
một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu… qua trò chuyện, tranh ảnh. |
48. Kể tên
và nói đặc điểm của một số ngày lễ hội và nêu một vài đặc trưng của cảnh đẹp,
danh lam, thắng cảnh di tích lịch sử ở địa phương. |
50. Kể tên
một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. Ví dụ nói:
“Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) cả phố em treo cờ, bố mẹ được nghỉ làm và cho em
đi chơi công viên…” |
40. Kể tên
một vài danh lam, thắng cảnh ở địa phương. |
51. Kể tên
và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của
quê hương, đất nước. |
|
III. Giáo dục phát triển
ngôn ngữ |
||
1. Nghe hiểu lời nói |
||
41. Thực
hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”. |
49. Thực
hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn
vào bông hoa màu vàng”. |
52. Thực
hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, ví dụ: “Các bạn có tên bắt đầu
bằng chữ cái T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ H đứng
sang bên trái”. |
42. Hiểu nghĩa từ khái quát, gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả… |
50. Hiểu
nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ… |
53. Hiểu
nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng
gia đình, đồ dùng học tập...). |
43.Lắng
nghe, và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. |
51. Lắng
nghe và trao đổi với người đối thoại. |
54. Lắng
nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. |
2. Sử dụng lời nói trong
cuộc sống hàng ngày |
||
44. Nói
rõ, sử dụng các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. |
52.
Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. |
55. Kể rõ
ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. |
45. Sử dụng
được câu đơn, câu ghép. |
53. Sử
dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm… |
56. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm… phù
hợp với ngữ cảnh. |
46. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản
thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim. |
54. Sử
dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. |
57. Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh
lệnh, … |
47. Kể lại
truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. |
55. Kể lại
sự việc theo trình tự. |
58. Miêu
tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính cách, trạng thái ... của
nhân vật. |
48. Đọc
thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao. |
56. Đọc
thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao… |
59. Đọc
biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao… |
49. Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện |
57. Bắt
chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. -
Mô tả hành động của các nhân vật trong tranh. |
60. Kể có
thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt
sự kiện... trong nội dung truyện. Đóng được vai của nhân vật trong truyện. |
50. Sử dụng các từ "Vâng ạ"; "Dạ"; "Thưa" …
trong giao tiếp, nói đủ nghe, không nói lí nhí. |
58. Sử
dụng các từ như mời cô, mời bạn, cám ơn, xin lỗi trong giao tiếp. |
61. Đóng
được vai của nhân vật trong truyện. |
|
|
62. Sử
dụng các từ: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, dạ, vâng… phù hợp với tình
huống. |
63.
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. |
||
3. Làm quen với đọc,
viết |
||
51. Nhìn vào tranh minh họa
và gọi tên nhân vật trong tranh, tự giở
sách xem tranh. |
59. Chọn sách để xem. |
64. Chọn sách để “đọc” và
xem, biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách
đến cuối sách. |
52.
Thích vẽ, ‘viết’ nguệch ngoặc. |
60. Mô tả hành động của các
nhân vật trong tranh. Sáng tạo lời thoại cho hình ảnh
truyện tranh nhân vật. |
65.
Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. |
53. Bước đầu có một số vốn từ và mẫu câu
tiéng Anh đơn giản phù hợp với độ tuổi. |
61. Nhận dạng một số chữ cái đầu trong bảng chữ cái tiếng Việt. |
66.
Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến
cuối sách. |
|
62. Nhận
ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm… |
67.
Nhận ra kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra - vào, cấm
lửa, biển báo giao thông… |
63. Sử dụng
kí hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng,… |
68.
Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Có một số vốn từ và mẫu câu tiếng Anh (50
từ và 10 mẫu câu). Tự tin sử dụng tiếng Anh trong một số tình huống giao tiếp
đơn giản, phù hợp với độ tuổi. |
|
64. Có một số vốn từ và mẫu câu tiéng Anh
đơn giản phù hợp với độ tuổi (80 từ và 15 mẫu câu). Biết sử dụng tiếng Anh
trong một số tình huống giao tiếp đơn giản, phù hợp với độ tuổi. |
69. Tô, đồ
các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. |
|
|
|
70. Làm quen với hướng viết, cách viết các nét chữ cái |
IV. Giáo dục phát triển
tình cảm, kỹ năng xã hội |
||
1. Thể hiện ý thức về
bản thân |
||
54. Nói
được tên, tuổi, giới tính, của bản thân. |
65. Nói
được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ. |
71. Nói
được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện
thoại. |
55. Nói
được điều bé thích, không thích. |
66. Nói
được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được. |
72. Nói
được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không
làm được. |
73. Nói
được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở
thích và khả năng). |
||
74. Biết
mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình. |
||
75. Biết
vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức. |
||
2. Thể hiện sự tự tin,
tự lực |
||
56. Mạnh
dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. |
67. Tự
chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. |
76. Tự làm
một số việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi...) |
57. Cố
gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi ...). |
68. Cố
gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi). |
77. Cố
gắng tự hoàn thành công việc được giao. |
3. Nhận biết và thể hiện
cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh |
||
58. Nhận
ra biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua
tranh ảnh. |
69. Nhận
biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử
chỉ, qua tranh, ảnh. -
Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. |
78. Nhận
biết, biết biểu lộ được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức
giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người
khác. |
79. Biết
biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. |
||
|
|
80. . Biết
an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. |
59. Nhận
ra hình ảnh Bác Hồ. |
70.
Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ. |
81. Nhận
ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở,
nơi làm việc...), |
60. Thích nghe
kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác. |
71. Thể
hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. |
82. Thể
hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. |
72. Biết
một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. |
83. Biết
một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống
(trang phục, món ăn…) của quê hương, đất nước. |
|
4. Hành vi và quy tắc
ứng xử xã hội |
||
61. Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi xếp
cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ. |
73. Thực
hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi cất đồ chơi vào nơi
quy định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ. |
84. Thực
hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khi chơi cất
đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ,
anh chị, muốn đi chơi phải xin phép. |
62.
Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở. |
74. Biết
nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. |
85. Biết
nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. |
63.
Chú ý nghe khi cô, bạn nói. |
75. Chú ý
nghe khi cô, bạn nói. |
86. Chú ý
nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. |
|
76. Biết
chờ đến lượt khi được nhắc nhở. |
87. Biết
chờ đến lượt. |
|
77. Biết
trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực
nhật...). |
88. Biết
lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. |
|
89. Biết
tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác,
chấp nhận nhường nhịn). |
|
64. Thực hiện các kĩ năng sống: - Có khả năng thực hiện công việc được giao, mạnh dạn, tự tin,
trung thực. - Làm quen với các hành vi văn minh lịch sự trong cuộc sống. - Nhận biết
một số cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. |
78. Thực hiện các kỹ năng sống: - Thực hiện tốt công việc được giao, mạnh dạn, tự tin, tự lực,
trung thực. - Có thói quen và hành vi văn minh lịch sự trong cuộc sống. - Bước đầu biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc
sống hàng ngày. - Thực hiện một số hoạt động lao động đơn giản, biết giúp đỡ mọi
người khi cần thiết theo khả năng của mình. |
90. Thực hiện các hành vi ứng xử theo nếp sống
thanh lịch, văn minh. |
5. Quan tâm đến môi
trường |
||
65. Thích
quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây. |
79. Thích
chăm sóc cây, con vật thân thuộc. |
91. Thích
chăm sóc cây, con vật thân thuộc. |
66. Bỏ rác
đúng nơi quy định. |
80. Bỏ rác
đúng nơi quy định. |
92. Bỏ rác
đúng nơi quy định. Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không
xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...). |
81. Không
bẻ cành, bứt hoa. |
93. Tiết
kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau
khi dùng, không để thừa thức ăn. |
|
82. Không
để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. |
||
V. Giáo dục phát triển
thẩm mỹ |
||
1. Cảm nhận và thể hiện
cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật |
||
67. Vui
sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và
ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng. |
83. Vui
sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm
xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự
vật, hiện tượng. |
94. Tán
thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm
nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp
của các sự vật, hiện tượng. |
68. Chú ý
nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc;
thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện |
84. Chú ý
nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc;
thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện
|
95. Chăm
chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện
động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ,
đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện |
69. Vui
sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật
(về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. |
85. Thích
thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình
(về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình. |
96. Thích
thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu
sắc, hình dáng, bố cục...) của các tác phẩm tạo hình. - Có khả năng nhận biết, cảm nhận và biết
thể hiện cảm xúc đối với một số một làn điệu: Hát ru, múa hát dân ca... |
70. Bước đầu có khả năng nhận biết và cảm
nhận với một số một làn điệu: Hát ru, hát dân ca. |
86. Có khả năng nhận biết và cảm nhận về một làn
điệu: Hát ru, múa hát dân ca... |
|
2. Một số kĩ năng trong
hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình |
||
71. Hát tự
nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. - Bước đầu làm quen cách hát to - nhỏ. |
87. Hát
đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng
hát, nét mặt, điệu bộ… - Làm
quen với cách hát đuổi, hát đối đáp. |
97. Hát
đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài
hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ… - Làm quen với cách hát Rap,
hát Acalella |
72. Vận
động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh
họa, nhảy chachacha, aerobic.). |
88. Vận
động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ
tay theo nhịp, tiết tấu, vận động minh họa, múa, nhảy chachacha, aerobic.) |
98. Vận
động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các
hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa, nhảy chachacha, aerobic.) |
73. Sử
dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. |
89. Phối hợp
các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. |
99. Phối
hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra
sản phẩm. |
74. Vẽ các
nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản. |
90.
Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu
sắc và bố cục. |
100. Phối
hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc
hài hoà, bố cục cân đối. |
75. Xé
theo dải, xé vụn và dán thành sản phẩm đơn giản. |
91. Xé,
cắt theo đường thẳng, đường cong... và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. |
101. Phối
hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục
cân đối. |
76. Lăn
dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2
khối. |
92. Làm
lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có
nhiều chi tiết. |
102. Phối
hợp các kĩ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối. |
77. Xếp
chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản. |
93. Phối
hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác
nhau. |
103. Phối
hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài
hoà, bố cục cân đối. |
|
104. Nhận
xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. |
|
78. Nhận
xét các sản phẩm tạo hình. |
94. Nhận
xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng. |
|
3. Thể hiện sự sáng tạo
khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) |
||
79. Vận
động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc. |
95. Lựa
chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc. |
105. Tự
nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc,
bài hát yêu thích. |
96. Lựa chọn dụng
cụ để gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát. |
106. Gõ
đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. |
|
80. Tạo ra
các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
97. Nói
lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
107. Nói
lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
81. Đặt
tên cho
sản phẩm tạo hình. |
98. Đặt
tên cho sản phẩm tạo hình. |
108. Đặt
tên cho sản phẩm tạo hình. |
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN
- Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mối tuần 5 ngày. Kế hoạch chăm sóc,
giáo dục được thực hiện theo chế độ sinh hoạt hằng ngày.
- Thời điểm nghỉ hè, các ngày lễ, tết,
nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Thời gian |
Thời lượng |
Hoạt động CS – GD |
Hoạt động dịch vụ |
Thời lượng |
7h00 - 8h00 |
60 phút |
Đón trẻ, chơi ở các góc |
|
|
8h00 - 8h30 |
30 phút |
Thể dục sáng, trò chuyện, Điểm danh |
||
8h30 - 9h10 |
40 phút |
Hoạt động học |
||
9h10 - 9h40 |
30 phút |
Hoạt động ngoài trời |
Hoạt động
các góc Thư viện; Không gian sáng tạo; thực hiện hành vi văn minh lịch sự. |
1 buổi/tuần |
9h40 - 10h30 |
50 phút |
Hoạt động góc |
||
10h30 - 10h45 |
15 phút |
Vệ sinh cá nhân - Chuẩn bị ăn |
|
|
10h45 - 11h30 |
45 phút |
Ăn bữa chính |
||
11h30 - 11h45 |
15 phút |
Vệ sinh cá nhân - Chuẩn bị ngủ |
||
11h45 - 14h00 |
135 phút |
Ngủ trưa |
||
14h00 - 14h30 |
30 phút |
Vệ sinh cá nhân - Chuẩn bị ăn |
Hoạt động
ngoại khóa: Bàn tính tư duy, múa. Hoạt động làm quen với Tiếng Anh. |
1 buổi/tuần 1 buổi/tuần |
14h30 - 15h15 |
45 phút |
Ăn bữa phụ |
||
15h15 - 15h30 |
15 phút |
Vệ sinh cá nhân |
||
15h30 - 16h30 |
60 phút |
Hoạt động chiều Hoạt động ngoại khóa, bổ trợ |
||
16h30 - 17h00 |
60 phút |
Chơi, hoạt động theo ý thích - Trả
trẻ |
||
17h00 - 17h15 |
15 phút |
Vệ sinh lớp |
|
|
C. NỘI DUNG
I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Nhà trường đặc biệt chú trọng việc nuôi
dưỡng - chăm sóc sức khỏe cho
trẻ.
Số lượng trẻ 20 - 35 trẻ/lớp với 2 giáo viên có chuyên môn đạt trình độ trên chuẩn,
kinh nghiệm lâu năm, chăm sóc trẻ theo chế độ sinh hoạt 1 ngày; có quy trình
chăm sóc - nuôi dưỡng khoa học, đảm bảo cho trẻ được
chăm sóc - nuôi dưỡng tốt,
phát triển cân đối, hình thành nhân cách và nề nếp tốt ngay từ khi
còn nhỏ.
1. Tổ chức bữa ăn:
-
Lựa chọn thực phẩm đầu
vào: Thực phẩm được lấy từ đơn vị cung ứng có ký hợp đồng với nhà trường, đảm
bảo tính pháp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng độ
tuổi, từng mùa đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất của trẻ. Thực đơn được
thay đổi theo tuần.
- Số bữa ăn: 1 bữa chính, 1 bữa phụ.
+ Bữa chính (trưa): Đảm bảo bữa ăn tiêu
chuẩn, có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao
gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng (sữa chua, sữa probi hoặc hoa quả theo mùa)
từ thứ hai đến thứ năm;
+ Bữa phụ (chiều): thực đơn thay đổi theo
mùa và sữa
- Điều chỉnh cân đối
thực phẩm để đảm bảo cơ cấu bữa ăn, cân đối các chất, tỷ lệ dinh dưỡng duy
trì ở mức: P:13 - 20%; L: 25 - 35%; G: 52- 60%. Thực hiện tính tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của
trẻ và cân đối kịp thời: Canxi: 420mg Ca/ngày/trẻ, B1: 0.52mg B1/ngày/trẻ.
- Nước uống: 1,6 lít
– 2,0 lít /trẻ/ ngày (kể cả nước trong thức ăn); nhà trường sử dụng nước đóng
chai TADO trong toàn trường, có ký hợp đồng mang tính pháp lý, cam kết chất lượng và
xét nghiệm nước uống tinh khiết đóng chai theo quy định.
- Tăng cường ăn bổ
sung phòng chống nóng, phòng chống rét, phòng chống dịch:
+ Tăng cường ăn
phomai vào những đợt trời rét đậm, rét hại trong năm.
+ Tăng cường bữa phụ
chiều: uống bổ sung thêm nước quả vào những đợt trời nắng nóng.
2. Tổ chức ngủ:
- Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi
trưa (khoảng 130 phút).
- Có hệ thống chăn, ga, gối, đệm cho
trẻ, có rèm chắn gió đảm bảo ấm áp về mùa đông;.
- Có hệ thống điều hòa nhiệt độ, quạt,
rèm chống nắng đảm bảo mát mẻ về mùa hè.
3. Vệ sinh:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân. Có tủ
đựng đồ dùng cá nhân, áo đồng phục cho cá nhân trẻ.
- Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ các
lớp học được lắp đặt lưới chống muỗi, chống côn trùng.
- Đảm bảo vệ
sinh môi trường trong toàn trường; vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi, các dụng
cụ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giữ
sạch nguồn nước đảm bảo chất lượng nước (6 tháng kiểm định chất lượng nước/
lần) và xử lí rác, nước thải đúng qui định đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ và phòng
chống dịch bệnh: Duy trì thường xuyên có
chất lượng các nề nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi
trường. Các đợt dịch bệnh: theo dõi sức khỏe trẻ; vệ sinh, tẩy trùng các đồ
dùng đồ chơi, vật dụng bằng Clramin B và xà phòng thông thường. Tăng cường nhỏ
mũi, rửa tay bằng nước sát khuẩn.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn:
- Khám sức khỏe định kỳ 1- 2 lần/năm. Theo dõi đánh
giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi; theo dõi
trẻ có chiều cao vượt trội (3/lần/năm
học). Có các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì, cân đo theo dõi
hàng tháng.
- Tư vấn tâm lý với những trẻ có biểu hiện rối
nhiễu về tâm lí
- Phòng tránh các bệnh
thường gặp. Theo dõi lịch tiêm
chủng. Xử lí ban đầu những trường hợp trẻ ốm trong ngày tại trường.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai
nạn thường gặp.
-
Trao đổi với phụ huynh hàng ngày hoặc hàng tuần về sức khỏe của trẻ bằng nhiều
hình thức: Trực tiếp, zalo, email, phần mềm liên lạc điện tử…
-
Tư vấn cho phụ huynh về: Những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, tầm
vóc và trí thông minh cho trẻ;
Những
điều cha mẹ cần biết để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh...
-
Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn trẻ
trên website và fanpage của trường.
II. GIÁO DỤC
1. Giáo dục phát triển thể
chất
Nội dung giáo dục phát triển thể chất bao gồm: phát triển vận động
và giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
a) Phát triển vận
động
- Tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp.
- Tập luyện các kĩ năng vận
động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Tập các cử động bàn tay,
ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
- Nhận biết một số món ăn,
thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Tập làm một số việc tự
phục vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn sức khoẻ và an
toàn.
* Nội dung giáo dục theo
độ tuổi
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
Phát
triển vận động |
|||
1. Tập các
động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
- Hô hấp:
Hít vào, thở ra. |
||
- Tay: + + Đưa
2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên. + + Co và
duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. |
- Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết
hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay). + Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước,
phía sau, trên đầu). |
- Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết
hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Co và duỗi từng tay, kết hợp
kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao |
|
- Lưng, bụng, lườn: + Cúi về phía trước. + Quay sang trái, sang phải. + Nghiêng người sang trái, sang phải. |
- Lưng, bụng, lườn: + Cúi về phía trước, ngửa người ra sau. +Quay sang trái, sang phải. + Nghiêng người sang trái, sang phải. |
- Lưng, bụng, lườn: + Ngửa người ra
sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. + Quay sang
trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước
sang phải, sang trái. + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống
hông, chân bước sang phải, sang trái. |
|
- Chân: + Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm;
đứng lên; bật tại chỗ. + Co duỗi chân. |
- Chân: + Nhún chân. + Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ. + Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối. |
- Chân: + Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía
sau. + Nhảy lên, đưa 2 chân sang
ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau. |
|
2. Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát
triển các tố chất trong vận động |
- Đi và chạy: + Đi kiễng gót. + Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. + Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. + Đi trong đường hẹp. |
- Đi và chạy: + Đi bằng gót
chân, đi khuỵu gối, đi lùi. + Đi trên ghế
thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn. + Đi, chạy thay
đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn. + Chạy 15m
trong khoảng 10 giây. + Chạy chậm 60-80m. |
- Đi và chạy: + Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. + Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc. + Đi nối bàn chân tiến, lùi. + Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu
lệnh. + Chạy
18m trong khoảng 10 giây. + Chạy chậm khoảng 100-120m. |
- Bò, trườn, trèo: + Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc. + Bò chui qua cổng. + Trườn về phía trước. + Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm). |
- Bò, trườn, trèo: + Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m. + Bò dích dắc qua 5 điểm. + Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m. + Trườn theo hướng thẳng. + Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. + Trèo lên, xuống 5 gióng thang. |
- Bò, trườn, trèo: + Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m. + Bò dích dắc qua 7 điểm. + Bò chui qua ống dài 1,5m x
0,6m. + Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. + Trèo lên xuống 7 gióng thang. |
|
- Tung, ném, bắt: + Lăn, đập, tung bắt bóng với cô. + Ném xa bằng 1 tay. + Ném trúng đích bằng 1 tay. + Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc. |
- Tung, ném, bắt: + Tung bóng lên cao và bắt. + Tung bắt bóng với người đối diện. + Đập và bắt bóng tại chỗ. + Ném xa bằng 1
tay, 2 tay. + Ném trúng
đích bằng 1 tay. + Chuyền, bắt
bóng qua đầu, qua chân. |
- Tung, ném, bắt: + Tung bóng lên cao và bắt. + Tung, đập bắt bóng tại chỗ. + Đi và đập bắt bóng. + Ném xa bằng 1
tay, 2 tay. + Ném trúng
đích bằng 1 tay, 2 tay. + Chuyền, bắt
bóng qua đầu, qua chân. |
|
- Bật - nhảy: + Bật tại chỗ. + Bật về phía trước. + Bật xa 20 - 25 cm. |
- Bật - nhảy: + Bật liên tục về phía trước. + Bật xa 35 - 40cm. + Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao |
- Bật - nhảy: + Bật liên tục vào vòng. + Bật xa 40 -
50cm. + Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - |
|
|
30 - 35cm). + Bật tách chân, khép chân qua 5 ô. + Bật qua vật cản cao10 - 15cm. + Nhảy lò cò 3m. |
45cm). + Bật tách chân, khép chân qua 7 ô. + Bật qua vật cản 15 - 20cm. + Nhảy lò cò 5m. |
|
3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ |
- Gập, đan các ngón tay vào nhau,
quay ngón tay cổ tay, cuộn cổ tay. - Đan, tết. - Xếp chồng các hình khối khác nhau. - Xé, dán giấy. - Sử dụng kéo,
bút - Tô vẽ nguệch ngoạc. - Cài, cởi cúc. |
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón
tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối ... - Gập giấy. - Lắp ghép hình. - Xé, cắt đường thẳng. - Tô, vẽ hình. - Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây. |
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay
và cổ tay. - Bẻ, nắn. - Lắp ráp. - Xé, cắt đường vòng cung. - Tô, đồ theo nét. - Cài, cởi cúc,
kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây. |
Giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe |
|||
1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của
chúng đối với sức khoẻ |
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc. |
- Nhận biết một số thực phẩm
thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng). - Nhận biết dạng
chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn. |
- Nhận biết,
phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. - Làm quen với
một số thao tác đơn giản trong chế
biến một số món ăn, thức uống. |
- Nhận biết các
bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Nhận biết sự
liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo
phì…). |
|||
2. Tập làm một
số việc tự phục vụ trong sinh hoạt |
- Làm quen cách
đánh răng, lau mặt. - Tập rửa tay
bằng xà phòng. - Thể hiện bằng
lời nói về nhu cầu
ăn, ngủ, vệ sinh. |
Tập đánh răng,
lau mặt. - Rèn luyện thao
tác rửa tay bằng xà phòng. - Đi vệ sinh
đúng nơi quy định. |
- Tập luyện kĩ
năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. - Đi vệ sinh
đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. |
- Dạy trẻ cách cất ba lô, cất giày dép, lấy cất gối đúng nơi qui định, cách lấy
nước uống, nước xúc miệng... - Kĩ năng thực hành cuộc sống: Cách bê ghế; Vệ sinh bàn ăn; Rót nước và uống nước đúng cách; Gọn gàng
sau khi ăn; Đứng lên, ngồi xuống ghế; Cách đi tất; Cách đi giày, dép quai hậu
bằng dáp dính; Cách trải chiếu, gấp chiếu; Cách cài, mở khuy áo (khuy to);
Xâu khuy có lỗ to; Đóng, mở nắp chai; Sử dụng kéo cắt theo đường góc nhọn; Sử
dụng kéo cắt nét cong; Sử dụng kéo cắt thành thạo theo đường thẳng; Mặc áo có
khoá; Lựa chọn trang phục phù hợp; Pha nước chanh đường; Chuyển hạt bằng thìa
nông; Cách mở, tắt ti vi; Cách gấp, xếp quần áo; Nạo dưa chuột; Bóc quýt; Tuốt rau ngót; Bóc trứng. |
- Dạy trẻ cách chải chiếu,
gấp chiếu, cách sử dụng đũa, thìa, xúc miệng nước muối sau ăn, lấy và cất ghế
đúng nơi qui định... - Kĩ năng thực hành cuộc sống: Cách bê ghế; Đứng lên ngồi xuống ghế; Cách
xúc cơm, bê khay và bê bát; Vệ sinh bàn ăn (Mức độ); Che miệng khi ho, hắt
hơi; Rót khô (bình có vòi, hạt đỗ); Cách chuyển hạt bằng thìa; Cách trải
chiếu, gấp chiếu; Gấp khăn; Chuyển hạt từ 1 bát thành 2 bát; Chuyển nước bằng
mút; Cách quét rác trên sàn; Cách rót ướt bằng bình sứ có vòi (bình nhỏ rót
ra bát); Cách mặc áo có khuy cài; Cách sử dụng kéo, cắt theo đường gấp khúc; Rót
nước bằng phễu (bình thủy tinh); Cách lau nhà; Mặc áo có khoá; Sử dụng kéo
cắt thành thạo theo đường thẳng; Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn; Cách gắp
bằng đũa gia dụng (gắp hạt); Cách rửa cốc;
Nhặt rau muống; vắt cam, quýt; pha nước chanh; giã vừng, lạc; bóc tỏi; tẽ
ngô; nạo dưa chuột, cà rốt. |
- Dạy trẻ cách kê bàn, cất
bàn. Rèn kỹ năng chải chiếu, gấp chiếu, cách rót nước, cách sử dụng đũa,
thìa, cách chải tóc… - Kĩ năng thực hành
cuộc sống: Cách bê khay và
chia bát cơm cho bạn cùng bàn; Vệ sinh bàn ăn; Cách bê ghế; Cách cuộn thảm; Cách chuyển hạt bằng thìa; Cách cầm kéo, dao; Xử lý khi ho; Cách trải tóc, buộc tóc; Rót khô (bình có vòi, hạt tròn); Cách cài khuy áo
(khuy cúc vừa) bằng áo trẻ em; Gắp bằng các loại kẹp; Cách quét rác trên sàn; Cách sử dụng kẹp, kẹp đồ vật lên giá; Gấp khăn; Cách sử dụng dao cắt dưa chuột; Cách pha nước chanh; Luồn dây (qua khuyết); Cách cài khuy (cúc bấm) của trẻ; Cách vắt khăn
(khăn mặt bông); Cách sử dụng chổi đót bé quét rác trên sàn; Xâu khuy áo (khuy nhỏ) bằng bộ học cụ; Rót nước bằng phễu
(bình thủy tinh); Chuẩn bị giờ ăn nhẹ; Cách pha nước cam; Cách mặc áo khoác cài khuy; Chuyển hạt từ một bát sang nhiều bát; Rót nước bằng lọ
miệng tròn nhỏ; Cách bóc vỏ trứng; Trẻ tự tết tóc của mình; Cách sử dụng dĩa; Cách gắp bằng đũa; Cách lau nhà; Rót ướt (bình vòi nhựa); Cách luồn dây bằng bộ công cụ; Sử dụng kéo cắt giấy hình cái quần (không có hình
mẫu) |
|
3. Giữ gìn sức khoẻ và an toàn |
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe. |
||
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
đối với sức khoẻ con người. |
|||
- Nhận biết trang phục theo thời tiết. |
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời
tiết. - Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết. |
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp
với thời tiết. - Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết. |
|
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm. |
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn
giản. |
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng
tránh. |
|
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi
không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. |
2. Giáo dục phát triển nhận
thức
a) Khám phá khoa
học
- Các bộ phận của cơ thể con người.
- Đồ vật.
- Động vật và thực vật.
- Một số hiện tượng tự nhiên.
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
- Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
- Xếp tương ứng.
- So sánh, sắp xếp theo qui tắc.
- Đo lường.
- Hình dạng.
- Định hướng trong không gian và định hướng thời
gian.
c) Khám phá xã hội
- Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng.
- Trường mầm non.
- Một số nghề phổ biến.
- Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.
*
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Khám phá khoa học
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
1. Các bộ
phận của cơ thể con người |
Chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể. |
Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. |
|
2. Đồ vật: Đồ dùng, đồ
chơi Phương tiện
giao thông |
Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. |
- Đặc điểm, chất liệu, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ
chơi. - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm
cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
|
|
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 - 3 đồ dùng, đồ chơi. Chất liệu của đồ dùng, đồ
chơi. - Phân loại đồ dùng, đồ chơi
theo 1 - 2 dấu hiệu. |
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự
đa dạng của chúng. - Chất liệu thân thiện với môi trường. |
|
|
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi
theo 2 - 3 dấu hiệu. |
||
Tên, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen
thuộc. |
Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân
loại theo 1 - 2 dấu hiệu. |
Đặc điểm, công dụng
của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2 - 3 dấu hiệu. |
|
3. Động vật
và thực vật |
- Đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen
thuộc. |
- Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi
và tác hại đối với con người. |
- Đặc điểm, ích lợi và tác hại
của con vật, cây, hoa,
quả. - Quá trình phát triển của cây,
con vật; điều kiện sống của một số loại cây, con vật. |
|
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa,
quả. |
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây,
hoa, quả. |
|
|
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 - 2 dấu hiệu. |
- Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2 - 3 dấu hiệu. |
|
- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi
trường sống của chúng. |
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với
môi trường sống. |
||
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi. |
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây. |
||
4. Một số hiện tượng tự nhiên: Thời tiết, mùa |
Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và
ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ. |
Một số hiện tượng thời tiết theo mùa
và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người. |
- Một số hiện tượng thời tiết thay
đổi theo mùa và thứ tự các mùa. - Sự thay đổi trong sinh hoạt của
con người, con vật và cây theo mùa. |
Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng |
Một số
dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm. |
Sự khác nhau giữa ngày và đêm. |
- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt
trời, mặt trăng. |
Nước |
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt
hàng ngày. - Ích lợi của nước với đời sống con
người, con vật, cây. |
- Các nguồn nước trong môi trường
sống. - Ích lợi của nước với đời sống con
người, con vật và cây. |
|
|
- Một số đặc điểm, tính chất của
nước. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
và cách bảo vệ nguồn nước. |
||
Không khí, ánh sáng, |
Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt
hàng ngày. |
Không khí, các nguồn ánh sáng và sự
cần thiết của nó với cuộc sống con người,
con vật và cây. |
|
Đất đá, cát, sỏi |
Một vài đặc
điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi. |
Làm quen với một
số khái niệm sơ đẳng về toán
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
1. Tập
hợp, số lượng, số thứ tự và đếm |
- Đếm trên
các đối tượng giống nhau trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. Đếm vẹt đến 10
và đếm theo khả năng. Đếm ngược từ 0-5. Nhận
biết trật tự dãy số từ 0-5 |
- Đếm trên
đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Đếm xuôi, đếm ngược trong
phạm vi 10. Nhận biết trật tự dãy số từ
0-10. |
- Đếm trên
đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng và đếm theo khả năng. Đếm
xuôi, đếm ngược trong phạm vi 10; Đếm chẵn, đếm lẻ; Đếm cách 5, 10. Nhận biết trật tự dãy số từ
0-10 và tiếp theo theo khả năng. |
- Nhận biết 1
và nhiều. |
- Chữ số, số
lượng và số thứ tự trong phạm vi 5. |
- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong
phạm vi 10. |
|
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm. |
- Gộp/ tách các nhóm đối tượng bằng
các cách khác nhau và đếm. |
||
- Tách một nhóm đối tượng thành các
nhóm nhỏ hơn. |
|
||
|
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong
cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe…) |
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng
trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe, số điện thoại, lịch, trang
sách, …) |
|
2. Xếp tương ứng |
Xếp tương ứng 1-1, ghép
đôi. |
Ghép thành cặp những đối
tượng có mối liên quan. |
|
3. So sánh, sắp xếp theo qui tắc |
- So sánh 2 đối tượng về kích thước. - Xếp xen kẽ. |
- So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp và
sắp xếp theo qui tắc. |
|
|
- Tạo ra qui
tắc sắp xếp. |
||
4. Đo lường |
|
- Đo độ dài một vật bằng một đơn vị
đo. |
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị
đo khác nhau. - Đo độ dài các vật, so sánh và diễn
đạt kết quả đo. |
- Đo dung tích bằng một đơn vị đo |
- Đo dung tích các vật, so sánh và
diễn đạt kết quả đo. |
||
5. Hình dạng |
- Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình
tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình
đó trong thực tế. |
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vuông,
hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. |
- Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối
trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế. |
- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép. |
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý
thích và theo yêu cầu. |
||
|
|
- Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau. |
|
6. Định hướng trong không gian và định
hướng thời gian |
Nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, tay phải
- tay trái của bản thân. |
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn
khác (phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái). |
- Xác định vị trí của đồ vật (phía trước - phía sau; phía trên -
phía dưới; phía phải - phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác, với một
vật nào đó làm chuẩn. |
|
- Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều,
tối |
|
|
Làm quen với trang thiết bị
hiện đại |
- Làm quen với phím đàn trong các
hoạt động âm nhạc. - Chơi các trò chơi luyện tập trên máy tính của EDUPLAY thông qua các
buổi học tiếng Anh: 2 buổi/tuần. |
- Thực hành cách tắt mở tivi, nhấn phím đàn
điện tử, ocgan. - Làm quen với phím đàn, biết luyện thanh
theo phím đàn theo tiết tấu đơn giản. |
- Làm các bài tập tư duy, bài tập do giáo viến thiết kế; chơi với các trò
chơi. - Chơi các trò chơi ứng dụng trí tuệ , có sử dụng bàn phím máy tính, máy
Ipad điện thoại thông minh. - Hoạt động tại phòng Âm nhạc: + Làm quen các nốt nhạc đàn organ. - Hoạt động khác: Cho trẻ làm quen với các thiết bị
hiện đại trong hoạt động học, HĐ góc,HĐ chiều, hoạt động ngoại khoá, hoạt
động giao lưu, sự kiện, hội thi... |
Khám phá xã hội
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
1. Bản thân,
gia đình, trường mầm non, cộng đồng |
- Tên, tuổi, giới tính của bản thân. |
- Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản
thân. |
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở
thích của bản thân |
- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình. Địa chỉ gia
đình. |
- Họ tên, công việc của bố mẹ, những người thân trong gia đình
và công việc của họ. Một số nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình. |
và vị trí của trẻ trong gia đình. - Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ; sở
thích của các thành viên trong gia đình; qui mô gia đình (gia đình nhỏ, gia
đình lớn). Nhu cầu của gia đình. Địa chỉ gia đình. |
|
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo. - Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở
trường. |
- Tên, địa chỉ của trường lớp. Tên và công việc của cô giáo và
các cô bác ở trường. - Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn; các hoạt động của trẻ
ở trường. |
- Những đặc điểm nổi bật của trường lớp mầm non; công việc của
các cô bác trong trường. - Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở
trường. |
|
2. Một số
nghề trong xã hội |
Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến. |
Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các
nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. |
|
3. Danh lam
thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hoá |
Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, ngày
lễ hội của địa phương. |
- Đặc điểm nổi bật của
một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hoá của quê
hương, đất nước. |
3. Giáo dục phát triển ngôn
ngữ
a) Nghe
- Nghe các từ chỉ
người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm,
từ khái quát.
- Nghe lời nói
trong giao tiếp hằng ngày.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân
bằng các loại câu khác nhau.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng
ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
c)
Làm quen với việc đọc, viết
- Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc
sống.
- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
* Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
3 -
4 tuổi |
4 -
5 tuổi |
5 -
6 tuổi |
1. Nghe |
- Hiểu các từ
chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần
gũi, quen thuộc. |
- Hiểu các từ
chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. |
- Hiểu các từ
khái quát, từ trái nghĩa. |
- Hiểu và làm
theo yêu cầu đơn giản. |
- Hiểu và làm
theo được 2, 3 yêu cầu. |
- Hiểu và làm
theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp. |
|
- Nghe hiểu nội
dung các câu đơn, câu mở rộng. |
- Nghe hiểu nội
dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức. |
||
- Nghe hiểu nội
dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi. |
|||
- Nghe các bài
hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. |
|||
2.
Nói |
- Phát âm các tiếng của tiếng Việt. |
- Phát âm các tiếng có chứa các âm
khó. |
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu,
phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu. |
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu
biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. |
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu
biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép. |
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu
biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. |
|
- Trả lời và đặt các câu hỏi: ai?
cái gì? ở đâu? khi nào? |
- Trả lời và đặt các câu hỏi: ai?
cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?. |
- Trả lời các câu hỏi về nguyên
nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau? có gì khác nhau? do đâu mà có?. - Đặt các câu hỏi: tại sao? như thế
nào? làm bằng gì?. |
|
- Sử dụng các từ
biểu thị sự lễ phép. |
- Sử dụng các từ
biểu thị sự lễ phép. |
- Sử dụng các từ
biểu cảm, hình tượng. |
|
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. |
|||
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục
ngữ, hò vè. |
|||
- Kể lại truyện đã được nghe có sự
giúp đỡ. |
- Kể lại truyện đã
được nghe. |
- Kể lại truyện đã
được nghe theo trình tự. |
|
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp
đỡ. |
- Mô tả sự vật,
hiện tượng, tranh ảnh. |
- Kể chuyện theo đồ
vật, theo tranh. |
|
- Kể lại sự việc. |
- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết. |
- Kể lại sự việc theo trình tự. |
|
- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên. |
- Đóng kịch. |
||
3. Làm quen với đọc, viết |
- Làm quen với một số ký hiệu thông
thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao
thông: đường cho người đi bộ,...) |
||
- Tiếp xúc với chữ, sách truyện. |
- Nhận dạng một số
chữ cái. |
- Nhận dạng các chữ cái. |
|
- Tập tô, tập đồ
các nét chữ. |
|||
|
|
- Sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. |
|
- Xem và nghe đọc các loại sách khác
nhau. - Làm quen với cách đọc và viết
tiếng Việt: + Hướng đọc, viết: từ trái sang
phải, từ dòng trên xuống dòng dưới. + Hướng viết của các nét chữ; đọc
ngắt nghỉ sau các dấu. |
|||
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem
tranh và “đọc” truyện. |
- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc
của sách. - “Đọc” truyện qua các tranh vẽ. |
||
- Giữ gìn sách. |
- Giữ gìn, bảo
vệ sách. |
||
|
- Hoạt động ngoại khóa Làm quen với Tiếng Anh 2 buổi/ tuần với giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt
Nam. - Học một số từ đơn
giản về đồ dùng, đồ vật, con vật.....và cụm từ đơn giản sau đây: Chào hỏi -
Hello, Goodbye - Tạm biệt.... - Cho trẻ xem
video, các bài nhạc Tiếng Anh. - Nhạc thể dục vận
động với các bài hát Tiếng Anh. - Hoạt động giao
lưu trung tâm Tiếng Anh trong
các sự kiện. |
- Hoạt động ngoại khóa Làm quen với Tiếng Anh 2 buổi/ tuần với giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam. - Xem (có thể bắt chước phát âm và làm theo)
các chương trình hoạt hình, hát nhạc, ôn luyện các bài học trên Internet. - Giao tiếp hàng ngày với giáo viên của lớp bằng
một số câu Tiếng Anh đơn giản, quen
thuộc. - Tổ chức giao lưu với trung tâm Tiếng Anh trong các sự kiện, các trò chơi Tiếng Anh, chương trình rung chuông vàng. |
- Hoạt động ngoại khóa Làm quen Tiếng Anh 2 buổi/ tuần với giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam. - Hoạt động giao
lưu trung tâm Tiếng Anh trong các sự kiện, Chương trình rung chuông vàng - Cho trẻ xem
video, các bài nhạc Tiếng Anh. - Vận động với các
bài hát Tiếng Anh. - Nhạc thể dục vận
động với các bài hát Tiếng Anh. - Tự tin sử dụng
tiếng Anh trong một số tình huống giao tiếp đơn giản ,phù hợp với độ tuổi. + Lời chào và lời
tạm biệt, xin chào, tạm biệt! + Chào buổi
sáng, chào buổi chiều, chúc ngủ ngon. + Giới thiệu bản
thân, tên tôi , hỏi tên bạn là gì? + Hỏi và đáp về sức khỏe., bạn có khỏe
không,tôi khỏe, cảm ơn bạn. + Đếm, đọc số Một,
hai, ba, bốn, năm ....... + Màu sắc, đỏ/xanh
lam/xanh lục. – + Hình tròn/hình
vuông/hình tam giác |
4. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
a) Phát triển tình cảm
- Ý thức về bản thân.
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con
người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
b) Phát triển kỹ năng xã hội
- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở
gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
- Quan tâm bảo vệ môi trường.
* Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
1. Phát triển tình cảm - Ý thức về bản thân |
- Tên,
tuổi, giới tính. - Những
điều bé thích, không thích. |
- Tên,
tuổi, giới tính. - Sở thích,
khả năng của bản thân. |
- Sở thích,
khả năng của bản thân. - Điểm
giống và khác nhau của mình với người khác. - Vị trí và
trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. - Thực hiện
công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...). - Chủ động
và độc lập trong 1 số hoạt động. - Mạnh dạn,
tự tin bày tỏ ý kiến. |
- Nhận biết và thể hiện cảm
xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. |
- Nhận biết
một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ,
giọng nói. |
- Nhận biết
một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét
mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. |
- Nhận biết
một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói,
tranh ảnh, âm nhạc. |
- Biểu lộ
trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát, vận động. |
- Biểu lộ
trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát,
vận động; vẽ, nặn, xếp hình. |
- Bày tỏ
tình cảm phù hợp với trạng thái cảm
xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. - Mối quan
hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. |
|
- Những câu chuyện về tình yêu thương. - Những hành động thể hiện tình cảm của mình
với mọi người xung quanh |
- Những câu chuyện về tình yêu thương. - Những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc với mọi người xung quanh. |
||
|
- Kính yêu
Bác Hồ. - Quan tâm
đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. |
- Kính yêu
Bác Hồ. - Quan tâm
đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. |
|
2. Phát
triển kỹ năng xã hội - Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội - Quan tâm đến môi trường |
- Một số
quy định ở lớp và gia đình (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ). |
- Một số
quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật
tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường). |
|
- Cử chỉ,
lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn). - Chờ
đến lượt. |
- Lắng nghe
ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. - Chờ đến
lượt, hợp tác. |
- Lắng nghe
ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự. - Tôn
trọng, hợp tác, chấp nhận. |
|
- Yêu mến
bố, mẹ, anh, chị, em ruột. |
- Yêu mến,
quan tâm đến người thân trong gia đình. |
||
- Chơi hoà
thuận với bạn. |
- Quan tâm,
giúp đỡ bạn. |
- Quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ bạn. |
|
- Nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”. |
- Phân biệt
hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. |
- Nhận xét
và tỏ thái độ với hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. |
|
- Làm quen với 9 bài học theo
tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. - Làm quen với cách sắp xếp đồ
chơi, lau bàn ghế. Cách gấp khăn, áo quần đơn giản. Phơi khăn cùng cô, lao động tự phục vụ bản thân và giúp đỡ người
khác trong công việc. - Nhận ra các hoạt động từ thiện, bảo vệ
môi trường do nhà trường tổ chức, xem clip trò chuyện về ý nghĩa của các hoạt
động giao lưu |
- Dạy trẻ thực hành 17 bài học
theo tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. - Trực nhật, lao động tập thể tại: lớp học, các phòng chức năng, sân trường...chia
sẻ những việc làm được ở gia đình - Tham gia các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức,
xem clip trò chuyện về ý nghĩa của các hoạt động giao lưu. - Giao lưu với các lớp trong tổ trong khối( Giao lưu TCVĐ, TCDG, nhảy dân
vũ, erobic...) (1 tuần/lần) |
- Dạy trẻ thực hành 31 bài học
theo tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. - Chăm sóc cây cối: - Chăm sóc cây, nhặt lá khô, hoặc trồng cây con. - Dọn dẹp phòng học hoặc khu
vui chơi: - Sắp xếp đồ chơi, lau bàn ghế.
Cách gấp khăn, áo quần đơn giản. Phơi khăn giúp cô, lao động tự phục vụ bản thân và giúp đỡ người
khác trong công việc. - Không vứt rác bừa bãi, bỏ
rác đúng nơi quy định, biết tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên vào các hoạt
động nhằm bảo vệ môi trường. Giúp trẻ phát triển thói quen bảo vệ môi trường
và làm việc nhóm. - Tổ chức các hoạt động trong nhóm, biết giúp
bạn như chia sẻ đồ chơi, giúp bạn mặc áo khoác hoặc dọn dẹp sau bữa ăn. Tặng
bạn đồ chơi, quần áo, chia sẻ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn và các bạn
vùng lũ lụt. |
|
- Tiết kiệm
điện, nước. - Giữ gìn vệ
sinh môi trường. - Bảo vệ chăm
sóc con vật và cây cối |
5.
Giáo dục phát triển thẩm mĩ
- Cảm nhận và thể hiện
cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong
các tác phẩm nghệ thuật.
- Một số kĩ năng trong
hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ,
nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
- Thể hiện sự sáng tạo
khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
* Nội dung giáo dục theo độ tuổi
Nội dung |
3 - 4 tuổi |
4 - 5 tuổi |
5 - 6 tuổi |
1. Cảm nhận
và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên
nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình). |
Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc
gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong
thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. |
Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát,
bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên,
cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. |
Thể hiện thái độ, tình cảm
khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các
sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. |
- Làm quen với nghệ thuật hát dân ca Việt Nam qua hoạt động học, HĐNT, nghe hát, múa, biểu diễn
văn nghệ cuối tuần, văn
hóa, văn nghệ của nhà trường. - Tìm hiểu về trang phục, dụng cụ của nghệ thuật hát dân ca. |
- Trẻ có cảm xúc và yêu thích các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát
chèo, hát quan họ... - Trẻ biết lắng nghe, yêu thích và tập hát
các câu hát dân ca đơn giản. |
- Nghe và biểu diễn minh họa một số bài hát dân ca, ca ngợi về quê hương đất nước... |
|
2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe,
hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán,
xếp hình). |
- Nghe các bài
hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca). - Nhận biết độ
nhanh - chậm của âm thanh |
Nghe và nhận ra
các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu
nhi, dân ca |
-
Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc
khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển). -
Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn,
tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. |
- Hát đúng giai
điệu, lời ca bài hát. - Làm quen với cách hát to -nhỏ. - Nhận biết và làm quen với nốt nhạc, trường độ, cao độ. |
- Hát đúng giai
điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, vận động minh họa,
múa. - Làm quen với cách hát đuổi, hát đối đáp. - Nhận biết và làm quen với nốt nhạc, trường độ, cao độ. |
- Hát đúng giai
điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Làm quen với cách hát Rap, hát đệm - Xướng âm đúng cao độ nốt Sol, Mi, La, Đô, Rê. |
|
- Vận động đơn
giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc, vận động minh họa, nhảy điệu chachacha, aerobic. |
- Vận động nhịp
nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc, nhảy điệu chachacha, aerobic. |
- Vận động nhịp
nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát,
bản nhạc, nhảy
điệu chachacha, aerobic. |
|
- Làm quen với một số nhạc cụ, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp. |
- Làm quen với một số nhạc cụ, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu chậm. |
- Làm quen với một số nhạc cụ, sử dụng các
dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp). |
|
- Sử
dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm. |
- Phối hợp các
nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. |
- Lựa chọn, phối
hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo
ra các sản phẩm. |
|
- Sử dụng một số
kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. |
- Sử dụng các kĩ
năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích
thước, hình dáng/ đường nét. |
- Phối hợp các
kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường
nét và bố cục. |
|
- Nhận xét sản
phẩm tạo hình. |
- Nhận xét sản
phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét. |
- Nhận xét sản
phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng/ đường nét và bố cục. |
|
3. Thể hiện sự
sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo
hình). |
- Vận động theo
ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc. |
- Lựa chọn, thể
hiện các hình thức vận động theo nhạc. - Lựa chọn dụng
cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát. |
- Tự nghĩ ra các
hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích. - Đặt lời theo
giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc một đoạn). |
- Tạo ra các sản
phẩm đơn giản theo ý thích. |
- Tự chọn dụng
cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích. |
- Tìm kiếm, lựa
chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích và theo trí tưởng tượng sáng tạo của bản thân |
|
|
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. |
||
- Đặt tên cho
sản phẩm của mình. |
D. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
I. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hoạt động chủ
đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể chơi với
các loại trò chơi cơ bản sau:
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng.
- Trò chơi đóng kịch.
- Trò chơi học tập.
- Trò chơi vận động.
- Trò chơi dân gian.
- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại.
2. Hoạt động học
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự định hướng, gợi mở của giáo viên. Hoạt
động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
3. Hoạt động lao động
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm
vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động đối
với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập
thể.
4.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Đây là các hoạt động nhằm hình
thành một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của
trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1.
Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ.
- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan
trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho
trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày
hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6),
Ngày ra trường, Hội chợ Tết, Hội thi vẽ tranh, Sinh nhật của trẻ, ngày hội dân
gian, ngày hội sắc màu..).
2.
Theo vị trí không gian, có
các hình thức:
- Tổ chức hoạt động trong phòng
lớp.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời.
3.
Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm.
- Tổ chức hoạt động cả lớp.
* Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Tăng cường tổ chức
các hoạt động động giáo dục dưới hình thức cá nhân và nhóm nhỏ. Chú ý đến khả
năng, năng lực, sự hứng thú của từng trẻ
để có biện pháp điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp nhằm
phát huy tối đa năng lực cá nhân của trẻ.
- Tăng cường tổ chức
các hoạt động phát triển các tố chất vận động cho trẻ thông qua hoạt động học
và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi dưới hình thức cả lớp, nhóm nhỏ và bồi dưỡng cá
nhân phù hợp theo khả năng vận động của trẻ. Tổ chức các hoạt động giao lưu về thể
thao, trò chơi vận động giữa các lớp cùng độ tuổi.
- Tổ chức các hoạt động
cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
- Tổ chức hoạt
động đọc sách, xem phim, đóng kịch.
- Tổ chức hoạt động phát triển
năng khiếu múa tại các phòng chức năng.
- Tổ chức hoạt
động đọc sách, mượn sách tại góc sách truyện
- Tổ chức cho trẻ chơi
sáng tạo tại “Góc sáng tạo”
- Tổ chức các hoạt động
trải nghiệm thực tế như thăm quan dã ngoại, giao lưu với các trường mầm non,
tiểu học.
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Nhóm phương pháp thực hành,
trải nghiệm
- Phương pháp thực hành
thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo
sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ,
đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,...) để phát triển giác quan và
rèn luyện thao tác tư duy.
- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố
chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải
quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm
kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
đặt ra.
- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành
lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo
viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận.
2. Nhóm phương pháp
trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)
Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao
tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động
mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến,
đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp
với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của
trẻ.
3.
Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò
chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin,
kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những
hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn,
cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.
4. Nhóm
phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời
nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui,
tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
5. Nhóm
phương pháp nêu gương - đánh giá
- Nêu
gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương
trẻ là chính, nhưng không lạm dụng.
- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn,
của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự
nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh
lý của trẻ.
* Tăng cường đổi mới
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục:
- Tăng cường phương pháp thực hành, trải nghiệm
với đồ vật, đồ chơi. Cho trẻ sử dụng phối hợp các giác quan trong tìm hiểu,
khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Tăng cường hoạt động theo nhóm.
- Chú trọng hệ thống câu hỏi mở trong phương
pháp dùng lời nhằm kích thích quá trình tư duy của trẻ. Định hướng để trẻ bộc
lộ những suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm của bản thân.
- Nâng cao chất lượng đổi mới
phương pháp dạy học với các lĩnh vực phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ
và tiến tới lĩnh vực thể chất, tình cảm xã hội.
- Áp dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến
vào tổ chức các hoạt động như:
+ Phương pháp Montessori được tổ chức thực hiện
áp dụng linh hoạt, phù hợp trong các hoạt động dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ
năng thực hành cuộc sống.
+ Phương pháp STEAM được áp dụng linh hoạt, phù
hợp trong lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ.
+ Dạy học theo dự án được áp dụng trong những
chủ đề lớn, hoặc một dự án độc lập giúp trẻ phát triển lĩnh vực nhận thức và
các kỹ năng học tập. Qua các giai đoạn của dự án trẻ nghiên cứu sâu và nghiên
cứu những vấn đề mà trẻ quan tâm, muốn giải quyết
+
Dạy học thông qua chơi, kích thích khả năng tư duy áp dụng đa dạng đặc biệt với
các hoạt động vui chơi và được
lồng ghép phù hợp giúp
trẻ sáng tạo, tự trải nghiệm, khám phá và học tập theo năng lực của bản thân.
+ Cách tiếp cận Reggio Emilia được áp dụng với
lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực nghệ thuật, lĩnh vực tình cảm xã hội...sử
dụng các vật liệu rời, vật liệu thiên nhiên để kích thích tương tác đa chiều
các vật qua ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo....và
qua đó trẻ phản ánh vốn hiểu biết của bản thân qua 100 ngôn ngữ của riêng mình.
IV. TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
1. Môi trường vật
chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với mục tiêu giáo, nội dung giáo dục.
- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, hấp
dẫn trẻ. Có các thiết bị giáo dục hiện đại như: Ti vi, máy tính, đầu đĩa, máy ảnh,
bảng tương tác điện tử.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng
mục đích giáo dục.
- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định
hoặc có thể di chuyển, mang tính mở,
tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và
sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của
giáo viên.
- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình;
thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực
dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có
khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực
cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản,
phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
- Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời.
- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước, khu vui chơi vận động liên hoàn, Sasuke,
leo núi, leo thang, đu xà, chơi các trò chơi dân gian...
- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực
nuôi các con vật.
- Tận dụng diện tích
trong và ngoài lớp để bố trí các góc cho trẻ vận động, thực hành thí nghiệm, tự
học, tự nghiên cứu.
2. Môi trường xã hội
- Môi trường chăm sóc giáo dục trong
trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục
các kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể
hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung
quanh.
- Hành vi, cử chỉ,
lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những
người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Chú trọng tạo môi
trường thuận lợi để giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ, thể hiện mối quan hệ
thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh.
E. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VÀ CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá sự phát
triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và
phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, nhận định
mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một
cách phù hợp.
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Lựa chọn một số mục tiêu trong Chương trình giáo dục Mầm non và Chương
trình bổ sung nâng cao để đánh giá năng lực trẻ theo các lĩnh vực phát triển.
Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ; thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi
của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp đánh giá như: Quan sát; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ; Phân tích sản phẩm hoạt động
của trẻ; Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm; Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ để
đánh giá tình trạng sức khỏe, thái độ, cảm xúc, hành vi, kiến thức, kĩ năng của
trẻ trong ngày dưới hình thức ghi chép vào nhật kí cá nhân trẻ nhằm phát hiện
những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Xây dựng hệ thống bài tập
đánh giá trẻ theo các mục tiêu phát triển của trẻ, mục tiêu bổ sung nâng cao
(chất lượng đầu ra của trẻ) ở từng độ tuổi.
IV. THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá trẻ hàng ngày về những diễn biến tâm lý – sinh
lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt dộng, nhằm phát hiện những biểu hiện tích
cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối tháng/chủ đề để xác định mức độ đạt
được sau mỗi tháng, từ đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp
cho tháng tiếp theo.
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi theo các mục tiêu phát triển
của trẻ, mục tiêu bổ sung nâng cao để xác định mức độ đạt được
của
trẻ ở các lĩnh vực, từ đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ ở giai đoạn
tiếp theo./.
PHẦN IV
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH
1. Căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm
non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường xây dựng chương
trình.
Ngoài những nội
dung quy định tại mục C Phần hai Chương trình giáo dục nhà trẻ và mục C Phần ba
Chương trình giáo dục mẫu giáo, các cơ sở giáo dục mầm non có thể lựa chọn, bổ
sung một số nội dung giáo dục như: cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tiếp cận
công nghệ số và những nội dung giáo dục khác phù hợp với mục tiêu
của Chương trình giáo dục mầm non, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu
quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non,
khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương
trình giáo dục nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em. Việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục bổ sung theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.
Trên cơ sở Chương trình Giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ động xây dựng kế
hoạch giáo dục nhóm/lớp phù hợp với khả năng của trẻ, khả năng của các giáo viên và điều kiện thực hiện chương trình của nhóm/lớp
mình.
3. Nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu
được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi
thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa
phương. Các
chủ đề lớn ở mỗi độ tuổi có thể trùng nhau nhưng nội dung – hoạt động khai thác
ở mỗi độ tuổi đảm bảo không trùng nhau, đồng tâm phát triển từ độ tuổi nhà trẻ
đến độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.
4. Khuyến khích giáo viên mạnh
dạn đổi mới, sáng tạo, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cách hoạt động
và các hình thức đánh giá trẻ hiệu quả.
5. Lộ trình phát triển Chương trình tại trường mầm non Hồng Minh.
-
Năm học 2024 - 2025: Chú trọng bổ sung nội dung, đổi mới phương pháp,
hình thức tổ
chức các hoạt động của lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
-
Năm học 2025 - 2026 đến năm học 2026 - 2027: Tiếp tục đổi mới bổ
sung nội
dung
các hoạt động lĩnh vực TCKNXH, nhận thức, thể chất, ngôn ngữ ứng dụng phương pháp STEAM tổ
chức hoạt động thực hiện tốt mục tiêu lĩnh vực nhận thức, thể chất, ngôn ngữ.
-
Năm học 2027 - 2028: Tiếp tục đổi mới sáng tạo thực hiện các hoat động lĩnh vực TCKNXH về quản lý cảm xúc, lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.... Tiếp tục ứng dụng phương pháp
STEAM tổ chức các hoạt động dạy học theo các dự án STEAM.
6. Theo dõi, đánh giá thường xuyên sự
phát triển của trẻ và xem xét các mục tiêu của chương trình, kết quả mong đợi
để có kế hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá
nhân trẻ và của nhóm/lớp.
7. Phát hiện và tạo điều kiện phát
triển năng khiếu của trẻ; phát hiện sớm trẻ có khó khăn trong phát triển, can
thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
8. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng để
chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất./.
|
|